337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

Vận tải container đường biển là gì và 5 điều cần biết

Bên cạnh đường bộ và đường sắt, vận tải container đường biển ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì không giới hạn tải trọng, tiết kiệm chi phí và bảo quản hàng hóa tốt hơn. Trong bài viết dưới đây, 3W Logistics cung cấp thêm thông tin cần thiết về phương thức vận chuyển container đường biển.

1. Vận tải container đường biển là gì?

Vận tải container đường biển là hình thức sử dụng container chứa hàng hóa và vận chuyển bằng đường biển nội địa hoặc quốc tế. Theo đó, container là thùng rỗng hình chữ nhật, được làm bằng thép với kích thước lớn, có hai cửa đóng mở và chốt niêm phong chắc chắn. Nhờ khả năng chịu lực tốt, đảm bảo chất lượng hàng hóa nên vận chuyển container đường biển ngày càng được ưa chuộng hiện nay.

>> Xem thêm: Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận tải container đường biển

Vận tải container đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn, với chi phí tiết kiệm hiện nay

2. Các hình thức vận tải container đường biển phổ biến

Hiện nay có 2 hình thức vận tải container đường biển phổ biến là FCL và LCL:

  • FCL (Full Container Load): Là dịch vụ vận tải đường biển nguyên container. Khi thể tích hàng hóa cao hơn 15m3, hình thức vận tải này sẽ được áp dụng.
  • LCL (Less than Container Load): Là dịch vụ vận chuyển hàng lẻ khi chủ hàng không đủ số lượng để đóng nguyên một container FCL, áp dụng cho hàng thấp hơn 15m3.

Có 4 phương pháp vận tải container đường biển:

  • Nhận nguyên – giao nguyên (FCL/FCL): Người chở nhận nguyên hàng từ người gửi ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận ở nơi đến.
  • Nhận lẻ – giao lẻ (LCL/LCL): Người chuyên chở sẽ nhận lẻ từ người gửi hàng, giao cho người gom hàng đóng gói chung với các kiện khác, khi hàng cập bến, người chuyển chở sẽ giao lẻ cho người nhận.
  • Nhận nguyên – giao lẻ (FCL/LCL): Phương pháp này được áp dụng khi hàng hóa FCL cần được tháo dỡ và giao cho nhiều người nhận tại nơi đến.
  • Nhận lẻ – giao nguyên (LCL/FCL): Khi nhiều người gửi cần gửi hàng đến một người nhận, thì người gom hàng sẽ đóng vào container và giao cho người nhận.

Sở dĩ phương thức vận tải container đường biển được nhiều doanh nghiệp xuất – nhập khẩu lựa chọn, nhờ đem lại ưu điểm nổi bật:

  • Vận tải container đường biển không quy định hay giới hạn khối lượng hàng hóa. Dù số lượng ít hay nhiều, hàng hóa đều được đóng gói trong container niêm phong, theo hình thức hàng lẻ (LCL) hoặc hàng nguyên container (FCL), đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Phương thức vận tải container đường biển có tổng tải trọng chuyên chở khổng lồ, lên đến hàng trăm tấn. Điều này giúp doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu cao không phải phân chia số lượng hàng hóa, từ đó dễ dàng kiểm soát quy trình xuất khẩu, rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Hạn chế rủi ro tắc nghẽn giao thông.
FCL/LCL logistics là gì? Phương pháp vận tải hàng hóa (FCL và LCL) 

FCL và LCL logistics là những khái niệm quen thuộc trong dịch vụ vận tải đường biển. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa bằng FCL/LCL nhưng lại băn khoăn không biết đâu là loại hình vận chuyển có lợi, phù hợp với ngân sách hiện tại.…

3. Tại sao nên lựa chọn phương thức vận tải container đường biển?

Sở dĩ phương thức vận tải container đường biển được nhiều doanh nghiệp xuất – nhập khẩu lựa chọn, nhờ đem lại ưu điểm nổi bật: 

  • Vận tải container đường biển không quy định hay giới hạn khối lượng hàng hóa. Dù số lượng ít hay nhiều, hàng hóa đều được đóng gói trong container niêm phong, theo hình thức hàng lẻ (LCL) hoặc hàng nguyên container (FCL), đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Phương thức vận tải container đường biển có tổng tải trọng chuyên chở khổng lồ, lên đến hàng trăm tấn. Điều này giúp doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu cao không phải phân chia số lượng hàng hóa, từ đó dễ dàng kiểm soát quy trình xuất khẩu, rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Hạn chế rủi ro tắc nghẽn giao thông.

4. Quy trình vận tải container đường biển

Để quá trình vận chuyển được diễn ra suôn sẻ và an toàn, mỗi phương thức vận tải đều có quy trình nhất định, yêu cầu các bên liên quan phải thực hiện nghiêm ngặt. Thông thường, quy trình vận tải container đường biển được thực hiện theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Đơn vị vận chuyển tiếp nhận thông tin từ khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, thông tin hàng hóa (số lượng, khối lượng, loại hàng), thời gian và địa điểm vận chuyển.
  • Bước 2: Từ thông tin khách hàng cung cấp, đơn vị vận chuyển tiến hành tư vấn hình thức vận chuyển và lựa chọn container phù hợp. Đồng thời, báo giá cho khách hàng và tiến hành ký hợp đồng. Lời khuyên là nếu doanh nghiệp có nhu cầu và quy mô xuất khẩu lớn thì hãy ký hợp đồng dài hạn để được hưởng chiết khấu tốt hơn.
  • Bước 3: Đơn vị vận chuyển cho phương tiện đến kho của doanh nghiệp, đóng gói, di chuyển hàng hóa đến cảng xuất khẩu và thay mặt bên gửi hoàn tất thủ tục có liên quan.
  • Bước 4: Đơn vị vận chuyển tiến hành xếp dỡ thùng container lên tàu, bắt đầu quá trình xuất khẩu hàng hóa.

>> Xem thêm: Đại lý hãng tàu

5. Các loại container phổ biến trong vận chuyển hàng hóa đường biển

Có 7 loại container phổ biến trong vận tải đường biển hiện nay, bao gồm:

5.1 Container bách hóa

Container bách hóa được sử dụng phổ biến trong vận chuyển đường biển, chủ yếu là chuyên chở hàng hóa khô, với kích thước cont 20 hoặc cont 40. Trong đó, cont 40 còn có công dụng chứa thùng giấy, đồ đạc hoặc hàng đóng kiện.

Vận tải container đường biển

Container bách hóa được sử dụng nhiều nhất trong vận tải container đường biển

5.2 Container hàng rời

Container hàng rời được thiết kế đặc biệt, phục vụ cho quá trình xếp và tháo dỡ hàng, bằng cách đưa hàng từ trên xuống, qua miệng xếp hàng (loading hatch) và khi dỡ hàng, có thể mở dưới đáy hoặc cửa bên cạnh (discharge hatch). Thông thường, container hàng rời chuyên chở các loại hàng hóa như xi măng, ngũ cốc hoặc quặng.

5.3 Container bảo ôn

Container bảo ôn được thiết kế chuyên dụng cho các loại hàng hóa có yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ. Sàn của container bảo ôn được làm bằng nhôm, vách và mái cược bọc lớp cách nhiệt. Ngoài ra, container bảo ôn còn có chế độ bảo quản nóng hoặc lạnh và một trong những loại thường gặp ở Việt Nam là container lạnh.

5.4 Container mở nóc

Đây là container không có phần nóc bên trên và phải sử dụng vải dầu để phủ lại, bảo vệ hàng hóa bên trong. Sở dĩ có thiết kế như vậy vì container mở nóc được ứng dụng vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước quá khổ, cồng kềnh như gỗ, máy móc hoặc thiết bị xây dựng. Đồng thời, nhờ không có mái nên container mở nóc giúp quá trình đóng và tháo dỡ hàng cồng kềnh trở nên nhanh chóng, tiện lợi.

5.5 Container mặt phẳng

Container mặt phẳng được thiết kế bao gồm mặt sàn cùng với phần vách hai đầu trước và sau (có thể cố định hoặc tháo dỡ). Phần vách hai bên và mái của container mặt phẳng bị lược bỏ để vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn như máy móc, sắt – thép một cách dễ dàng.

>> Xem thêm: Giá cước vận chuyển đường biển

Vận tải container đường biển

Container mặt phẳng có thiết kế đặc biệt, phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh

5.6 Container chuyên dụng

Container chuyên dụng bao gồm 2 loại:

  • Container chở ô tô nguyên chiếc: Được thiết kế ở dạng khung thép, liên kết với nhau để tạo thành một giàn, không có vách hoặc máy che. Thông thường, một container được chia thành 1 hoặc 2 tầng dựa theo độ cao của hàng hóa.
  • Container chở súc vật: Có vách dọc và vách mặt trước dạng cửa lưới để dễ dàng thông hơi. Phần dưới của vách dọc còn có lỗ thoát để dọn vệ sinh.

5.7 Container bồn

Đây là loại container dạng khung, được làm bằng thép và vật liệu chống ăn mòn theo tiêu chuẩn ISO. Do đó, container bồn phù hợp để chuyên chở các loại hàng hóa dạng lỏng như hóa chất, rượu bia. Phía trên miệng container bồn có chỗ để rót hàng vào và để tháo dỡ hàng, bạn có thể rút van xả hoặc dùng máy bơm hút miệng bồn.

Vận tải container đường biển

Container bồn được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO và dùng để vận chuyển các loại hàng hóa dạng lỏng

6. Kinh nghiệm vận tải container đường biển

Dưới đây là những kinh nghiệm bổ ích giúp doanh nghiệp xuất khẩu có những chuyến xuất khẩu an toàn, suôn sẻ:

6.1 Xác định mặt hàng nên và không nên vận tải container đường biển

Không phải hàng hóa nào cũng có thể áp dụng vận tải container đường biển.

  • Hàng nên vận chuyển container đường biển: Hàng có khối lượng lớn, hàng chủ lực (gạo, cà phê, tiêu,…), hàng công nghệ (máy móc, thiết bị,…).
  • Hàng không nên vận chuyển container đường biển: Hoa tươi, trang sức hoặc hàng hóa như quặng, phân bón hoặc vôi thì doanh nghiệp nên sử dụng tàu hàng rời sẽ phù hợp hơn.

6.2 Lựa chọn container phù hợp

Như đã đề cập ở trên, mỗi loại hàng đều có loại container chuyên biệt, phù hợp để bảo quản hàng hóa, giúp đảm bảo được chất lượng hàng hóa đến tay người nhận và bảo vệ môi trường.

6.3 Kiểm tra nguồn gốc và chất lượng container

Ngoài lựa chọn loại container phù hợp, thì chất lượng container cũng cần được chú trọng. Bởi trong quá trình vận tải container đường biển, thời gian và yếu tố tác động của môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến container. Nếu container không đảm bảo chất lượng thì hàng hóa sẽ có được bảo toàn nguyên vẹn, gây thất thoát cho doanh nghiệp xuất khẩu.

6.4 Hợp tác với công ty vận tải container uy tín

Việc hợp tác với các công ty vận tải container đường biển uy tín sẽ giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế được nhiều rủi ro. Nếu chưa tìm được công ty vận tải uy tín, giàu kinh nghiệm, bạn có thể liên hệ 3W Logistic. Khi sử dụng dịch vụ vận tải container đường biển tại 3W Logistics, quý khách sẽ được ưu đãi giá cước tốt, chất lượng dịch vụ cao, cụ thể:

  • 3W Logistics là đơn vị dày dặn kinh nghiệm trong vận tải biển, nhất là các mặt hàng chủ lực như nông thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng may mặc, gỗ, cao su và nội thất.
  • Nhờ có mối quan hệ tốt với các hãng tàu lớn như Maersk Lines, Sea Land, Costco, Evergreen,… nên 3W Logistics có giá cước tốt so với thị trường, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
  • Tuyến vận chuyển hàng hóa tại đây đa dạng, từ Châu Á, Ấn Độ đến Châu Âu, Mỹ, Canada,… Đặc biệt, 3W Logistics hiện đang là OTI-NVOCC có FMC và bond, có khả năng tự phát hành HBL và file AMS/ISF (với hàng hóa Mỹ) và file E-Manifest (với hàng hóa Canada). Nhờ đó, 3W Logistics có thể xuất nhập khẩu hàng hóa một cách dễ dàng tại thị trường Mỹ, Canad, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển tối ưu.
  • Ngoài có các hình thức vận tải container đường biển như FCL, LCL, 3W Logistics còn cung cấp các dịch vụ khác như vận chuyển xuyên biên giới, dịch vụ hải quan hoặc dịch vụ trọn gói door to door.
  • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, hỗ trợ mọi khâu làm thủ tục đến vận chuyển hàng hóa.
  • Trong quá trình di chuyển, 3W Logistics sẽ thường xuyên cập nhật thông tin để doanh nghiệp tiện theo dõi và phát hiện rủi ro. Đồng thời, mạng lưới đại lý (Agent) trên khắp cả nước sẽ nhanh chóng giải quyết yêu cầu khách hàng từ Việt Nam đến nước ngoài.

>> Xem thêm: Quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu

Vận tải container đường biển

3W Logistics có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, cùng mối quan hệ rộng rãi với các hãng tàu, giúp quá trình xuất khẩu trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí

Hiện nay, vận tải container đường biển là phương thức quen thuộc giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng hàng hóa, từ đó nâng cao uy tín và mở rộng cơ hội làm ăn. Tuy nhiên, để quá trình xuất khẩu được suôn sẻ, doanh nghiệp nên tìm hiểu, lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, đơn cử như 3W Logistics hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ, doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết!

XEM THÊM DỊCH VỤ KHÁC TẠI 3W

1. Dịch vụ thủ tục hải quan

2. Thủ tục xuất khẩu nông sản

3. Thủ tục xuất khẩu thủy sản

4. Thủ tục xuất khẩu gỗ