337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

Phương thức vận chuyển hàng hóa đường biển và những điều cần biết

Ngày nay, phương thức vận chuyển hàng hóa đường biển đang nắm giữ vị trí quan trọng, góp phần phát triển giao thương và nâng cao kinh tế giữa các nước trên thế giới. Cụ thể là gửi hàng bằng đường biển có ưu điểm nổi bật và được áp dụng cho mặt hàng nào? Hãy cùng với 3W Logistics tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây. 

1. Vận chuyển đường biển là gì?

Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng cách sử dụng phương tiện chuyên chở trên biển (tàu, sàn lan, xe cẩu tự hành, cần cẩu), kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển (cảng biển, cảng trung chuyển). Theo đó, vận tải đường biển phù hợp với khu vực có biển gần kề và có cảng để tàu cập bến. Hàng hóa sau khi được phân loại cụ thể thì được đóng vào container chắc chắn, xếp dỡ lên tàu và tiến hành xuất khẩu. 

>> Xem thêm: Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

vận chuyển đường biển

Vận chuyển hàng hóa đường biển ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tin dùng

2. Tại sao vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn?

Hiện nay, vận chuyển đường biển đang trở thành xu thế vận tải trong xuất – nhập khẩu, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, nhờ mang đến lợi ích nổi bật: 

  • Nhờ tàu chuyên chở có sức chứa lớn nên vận chuyển đường biển phù hợp với hàng siêu trường – siêu trọng hoặc hàng công nghiệp kích thước quá cỡ. 
  • Là cơ sở hạ tầng tự nhiên không tốn phí nâng cấp sửa chữa nên vận tải đường biển có chi phí thấp hơn so với phương thức vận tải khác.
  • Là tuyến đường giao thông tự nhiên và thông thoáng nên vận chuyển đường biển đảm bảo tính an toàn, ít xảy ra trở ngại giao thông như va chạm. 
  • Các phương tiện di chuyển có đầy đủ điều kiện bảo quản cho từng ngành hàng riêng biệt. Nhờ đó, hàng hóa được duy trì chất lượng tối ưu trong suốt quá trình vận chuyển. 
  • Góp phần phát triển kinh tế biển, mở rộng giao thương kinh tế với các nước trên thế giới.

>> Xem thêm: Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa đường biển

Nhờ sử dụng con tàu chuyên chở có sức chứa lớn nên vận chuyển đường biển phù hợp với hàng hóa có kích thước quá cỡ hoặc tải trọng cao

3. Các mặt hàng nên và không nên sử dụng dịch vụ vận chuyển đường biển

Để đảm bảo an toàn vận tải biển và tối ưu chi phí, chủ doanh nghiệp xuất khẩu nên tham khảo những mặt hàng nên và không nên sử dụng dịch vụ vận chuyển đường biển dưới đây:

3.1 Mặt hàng nên vận chuyển bằng đường biển

Dưới đây là một số mặt hàng phù hợp để sử dụng phương thức vận chuyển đường biển: 

  • Hàng hóa có tính lý hóa mạnh: Hóa chất, dung dịch… 
  • Hàng hóa dễ bay bụi: Các loại bột, cát…
  • Hàng hóa dễ bị tác động của môi trường, làm thay đổi chất lượng sản phẩm: Gia vị, thuốc lá, chè…
  • Hàng dễ gây ảnh hưởng đến các mặt hàng khác: Vật liệu xây dựng, vật phẩm công nghiệp…
  • Hàng siêu trọng, quá khổ: Phương tiện giao thông (ô tô, tàu, máy bay), máy móc xây dựng…

Ngoài ra, tùy vào từng loại hàng hóa sẽ có phương tiện vận chuyển đường biển phù hợp, cụ thể:

  • Vận chuyển bằng container: Chủ yếu là hàng bách hóa.
  • Vận chuyển bằng sà lan: Các loại khoáng sản; hàng hóa chất lỏng hoặc chất khí (dầu, rượu, bia); hàng siêu trọng, quá khổ (máy câu, máy ủi, máy nghiền).
  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh: Dành cho mặt hàng phải được cấp đông.

3.2 Mặt hàng không nên vận chuyển bằng đường biển

Hàng tiêu dùng, gạo, bánh kẹo, hàng may mặc là những nhóm ngành không nên sử dụng phương thức vận chuyển đường biển. Bởi hầu hết các mặt hàng này được sản xuất ở những khu công nghiệp ít nhà dân hoặc vùng sâu vùng xa, điều kiện đường sá bất lợi. Vì thế, chỉ có những phương tiện đường bộ như  xe bán tải, xe container, đầu kéo rơ-mooc,…) mới phù hợp để vận chuyển.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu âu

4 Giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển

Giá cước vận chuyển đường biển bao gồm các chi phí sau:

  • Phí bảo hiểm hàng hóa.
  • Phí bốc dỡ hàng hóa lên/xuống tàu.
  • Phí hàng hóa lưu ở cảng khi chưa vận chuyển kịp thời.
  • Phí dịch vụ cho đơn vị vận tải.

Các mức phí này không cố định và có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào yếu tố dưới đây:

  • Khoảng cách từ nơi gửi đến nơi nhận.
  • Khối lượng, kích cỡ hàng hóa.
  • Hàng hóa có điều kiện vận chuyển hoặc bảo quản đặc biệt (hàng dễ vỡ, hàng hóa chất độc hại, hàng đông lạnh) thì giá cước có thể cao hơn. 
  • Chính sách giá của đơn vị vận chuyển hàng hóa đường biển và phụ phí phát sinh như phí lưu kho, phí bốc dỡ, phí thuê máy móc. 
  • Tình hình biến động của thị trường.

5. Một số lưu ý khi vận chuyển hàng hóa đường biển

Để có chuyến hành trình an toàn và suôn sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý những điều dưới đây:

5.1 Xem xét điều kiện thời tiết

Với vận tải biển, thời tiết là một rủi ro lớn, có thể tác động đến thời gian, chất lượng hàng thậm chí là sự an toàn của người và tài sản. Vì vậy, trước mỗi chuyến xuất khẩu, bạn nên xem xét tình hình thời tiết và chọn ngày trời quang mây tạnh để quá trình vận chuyển được trơn tru hơn.

5.2 Mua bảo hiểm khi vận chuyển đường biển

Mua bảo hiểm trong quá trình vận chuyển đường biển rất quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro và tránh được các phát sinh trong quá trình vận chuyển. Khi mua bảo hiểm, nếu chẳng may xảy ra sự cố, công ty bảo hiểm sẽ đền bù thiệt hại, giúp bạn giảm bớt nỗi lo tài chính.

5.3 Lựa chọn công ty vận tải đường biển uy tín

Có thể nói, công ty vận tải đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại trong chuyến xuất khẩu của bạn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và chọn ra các đơn vị vận chuyển uy tín. Một công ty vận tải đường biển nổi bật trên thị trường hiện nay là 3W Logistics:

  • Với kinh nghiệm dày dặn trong công tác vận tải biển, nhất là các mặt hàng chủ lực như nông sản (cà phê, chè,…), thủy sản (cá, tôm,…), hàng may mặc, hàng tiêu dùng, sắt thép, cao su,… 3W Logistics đã thực hiện thành công rất nhiều chuyến vận chuyển trong nước và quốc tế.
  • Nhờ quan hệ rộng rãi với các hãng tàu như Maersk, YangMing, Evergreen, OOCL, Hyundai,… và các đối tác container lớn trên thị trường nên 3W Logistics có giá cước vận chuyển cạnh tranh, tiết kiệm tài chính cho doanh nghiệp.
  • Ngoài vận chuyển nội địa, 3W Logistics còn có các tuyến vận chuyển khắp thế giới như Mỹ, Canada, Châu Âu, Ấn Độ – Trung Đông,… Đặc biệt, 3W Logistics có thể xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ, Canada một cách dễ dàng bởi 3W Logistics hiện là OTI-NVOCC có FMC và bond, đã có khả năng tự phát hành HBL và tự file AMS/ ISF (đối với hàng Mỹ), và file E-Manifest (đối với hàng Canada).
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất kỳ lúc nào.
  • 3W Logistics còn có mạng lưới đại lý (agent) trên khắp thế giới, từ đó có thể giải quyết yêu cầu của khách hàng nhanh chóng.  
  • Ngoài ra, 3W Logistics còn cung cấp các dịch vụ khác như: Thủ tục hải quan trọn gói, bảo hiểm hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch, hun trùng, đóng kiện gỗ,…

>> Xem thêm: Đại lý hãng tàu

Công ty vận tải đường biển

Nếu thường xuyên có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể ký hợp đồng lâu dài với đơn vị vận chuyển để có mức chiết khấu cao

Trên đây là tổng quan về dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu rõ hơn và có thể thực hiện những chuyến hàng suôn sẻ. Đồng thời, để rút ngắn thời gian vận chuyển và giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng, doanh nghiệp nên lựa chọn công ty vận tải đường biển uy tín, điển hình như 3W Logistics.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ vận chuyển đường biển, quý khách vui lòng truy cập NGAY TẠI ĐÂY

XEM THÊM THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1. Thủ tục xuất khẩu hạt điều

2. Thủ tục xuất khẩu nông sản

3. Thủ tục xuất khẩu thủy sản

4. Thủ tục xuất khẩu gỗ