337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

Các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu cần chú ý

Châu Âu (EU) được xem là thị trường giàu tiềm năng và không ngừng phát triển mặt hàng nông sản của Việt Nam. Dù vậy, đây cũng là thị trường khó tính với quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài hiểu rõ tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu, doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm hỗ trợ từ đơn vị giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện nay, 3W Logistics cung cấp giải pháp xuất khẩu hàng nông sản sang châu Âu với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và giá cước cạnh tranh. 

1. Các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu mà các nhà sản xuất – xuất khẩu cần chú ý

Để hàng hóa “rộng đường” vào EU, doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu sâu, tìm hiểu kỹ và đáp ứng tốt toàn bộ tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu đã được quy định hiện nay. Cụ thể: 

1.1 Quy định chất lượng thương mại và tiêu chuẩn về nhãn mác

Cộng đồng châu Âu yêu cầu các loại rau củ quả nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng thương mại (bao gồm chủng loại, màu sắc, thời gian sử dụng, hư hỏng bên ngoài hoặc hình dạng của sản phẩm), cũng như quy định về nhãn mác (bao gồm thông tin có liên quan như tên mặt hàng, nước xuất xứ, chủng loại và số lượng). Thông thường, quá trình kiểm soát được thực hiện bởi cơ quan thanh tra có thẩm quyền hoặc quốc gia thứ ba tại địa điểm nhập khẩu. 

Để tham khảo thông tin chi tiết về tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu, có tham vấn với Cục Môi Trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn, doanh nghiệp có thể truy cập vào website www.export­-help.cec.eu.int (trang web hỗ trợ trực tuyến xuất khẩu của EU đối với quốc gia đang phát triển). 

>> Xem thêm: Vận chuyển hàng đi Châu Âu uy tín, giá tốt, nhanh chóng

1.2 Quy định về an toàn thực phẩm 

Cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm xuống mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và thuốc trừ bệnh có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời khiến cho lô hàng dễ bị từ chối khi nhập khẩu vào EU. Do đó, doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, trước khi xuất khẩu nông sản sang châu Âu. 

– Chỉ sử dụng hóa chất đã được đăng ký dùng cho mỗi loại cây trồng khác nhau.

– Xin giấy phép nhập khẩu của quốc gia thành viên trong EU, trong trường hợp mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật tại nước này chưa được thiết lập.

Để tìm hiểu về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép của quốc gia thành viên trong cộng đồng châu Âu, doanh nghiệp có thể truy cập VÀO ĐÂY! 

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu u

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu quan trọng là toàn bộ hàng hóa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

1.3 Truy xuất nguồn gốc nông sản

Cộng đồng Châu Âu yêu cầu quốc gia xuất khẩu cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, ghi chép trạng thái nông sản khi thu hoạch, chế biến và phân phối, đồng thời ghi chú mã số rõ ràng trên bao bì. 

Mục đích là để phát hiện sớm, thu hồi nhanh thực phẩm bị ô nhiễm, từ đó đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng khi chọn mua mặt hàng nông sản của Việt Nam.

>> Xem thêm: Giá cước vận chuyển đường biển và 5 điều doanh nghiệp nên biết

1.4 Quy định kiểm dịch thực vật

Quy định kiểm dịch thực vật là một trong những tiêu chuẩn xuất khẩu hàng nông sản sang châu Âu quan trọng nhất hiện nay. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm, ngăn ngừa sâu hại xâm nhập và gây ra bệnh truyền nhiễm đến nước khác. 

Từ 01/09/2019, Ủy ban châu Âu (EU) đã sửa đổi và áp dụng chặt chẽ yêu cầu kiểm dịch thực vật (Commission Implementing Directive 2019/523) đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu từ quốc gia ngoài EU như sau: 

– Đối với trái cây có múi và xoài tươi xuất khẩu, đòi hỏi mặt hàng phải được sản xuất từ vườn không nhiễm ruồi đục quả. 

– Thông tin về vườn không nhiễm ruồi sau đó phải được ghi vào Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật để bảo đảm truy xuất nguồn gốc. 

Để có thêm thông tin về quy định sức khỏe thực vật của EU, vui lòng truy cập vào cổng thông tin điện tử Kiểm dịch Thực vật Quốc tế www.ippc.int/IPP/En/nppo.jsp

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu u

Kiểm dịch thực vật là một tiêu chuẩn quan trọng, giúp đảm bảo chất lượng nông sản trước khi được giao đến tay người tiêu dùng tiêu thụ.

1.5 Khai báo hải quan 

Để thuận lợi thông quan, nhà xuất khẩu phải điền vào thông tin cần thiết trên tờ khai (thương mại, vận chuyển) và thanh toán chi phí liên quan, điển hình như thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, quá trình xử lý tờ khai không diễn ra nhanh chóng. Vì thế, để tiết kiệm thời gian, nhiều quốc gia trong EU đã đề xuất khai báo hải quan trước tiên. Tức là mặt hàng nông sản được phép khai báo hải quan tại quốc gia xuất khẩu, thay vì thực hiện khi đến quốc gia nhập khẩu. 

Ngoài ra, thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu có thể khác nhau tùy vào quy định của mỗi nước. Hầu hết quốc gia EU đều áp dụng hệ thống hải quan điện tử, nhằm đẩy nhanh quá trình khai báo, tiết kiệm thời gian tối đa. 

Để nắm thêm thông tin cụ thể về thủ tục hải quan và biểu mức thuế quan theo quốc gia, nhà xuất khẩu/doanh nghiệp xuất khẩu vui lòng truy cập vào website Hiệp hội Thuế – Hải Quan  http://www.europa.eu.int/comm/taxation_customs.

Vận chuyển hàng đi Châu Âu uy tín, giá tốt, nhanh chóng

Ngày nay, hoạt động vận chuyển hàng đi Châu Âu được doanh nghiệp quan tâm và khai thác nhiều hơn. Lý do là Châu Âu đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù vậy, đây cũng là thị trường khó tính…

1.6 Quy định về chứng từ 

Dưới đây là một số chứng từ cần thiết, phục vụ cho quá trình xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang châu Âu: 

– Bộ chứng từ cơ bản

Để hàng hóa được nhập khẩu thuận lợi vào châu Âu, đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải chuẩn bị toàn bộ chứng từ cơ bản sau đây:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Nhà xuất khẩu phải cung cấp minh bạch thông tin mô tả hàng hóa cùng với điều kiện giao hàng, nhằm xác định chính xác giá trị, cước phí và bảo hiểm của lô hàng. 

– Vận đơn (Bill of Lading). 

– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) khi nhà nhập khẩu yêu cầu hoặc quy định bắt buộc đối với một số mặt hàng nhất định. Ngoài ra, mặt hàng nông sản được hưởng GSP phải có “C/O form A.”

– Phiếu đóng gói (Packing List).

– Tờ khai xuất khẩu của bên vận chuyển (Shipper’s Export Declaration) áp dụng cho lô hàng có giá trị trên 2500 USD. 

– Giấy phép nhập khẩu (Import License).

– Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).

– Hóa đơn chiếu lệ (Pro-forma Invoice).

>> Xem thêm: Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ là bao lâu?

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu u

Để xuất khẩu nông sản sang châu Âu thuận lợi, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ chứng từ cơ bản có liên quan

– Chứng nhận môi trường

Dưới đây là một số tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu, áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ: 

Yêu cầu áp dụng trong trồng trọt Yêu cầu áp dụng trong chăn nuôi
Lựa chọn hạt giống có nguồn gốc an toàn, đạt chất lượng tiêu chuẩn.  Quan tâm sức khỏe vật nuôi và đảm bảo chăm sóc trong điều kiện tốt nhất. 
Duy trì độ phì của đất và quy trình tái tạo chất hữu cơ. Duy trì dinh dưỡng chuyên biệt, thực hiện nuôi thả động vật. 
Nghiêm cấm sử dụng cây trồng biến đổi gen.  Lưu ý phương thức vận chuyển và giết mổ. 
Đa dạng hóa cây trồng trên đồng ruộng. 
Thực hiện truy xuất nguồn gốc, chế biến và đóng gói sản phẩm. 
Ưu tiên sử dụng phân bón và hợp chất hữu cơ để phòng ngừa sâu bệnh, cỏ dại. 

 

– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 theo EVFTA

Đây là giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định Thương mại tự do, được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) theo thông tư 11/2020/TT-BCT. 

Theo đó, mặt hàng nông sản như gạo, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn phải có xuất xứ thuần túy (tức là được trồng và thu hoạch tại Việt Nam); đối với chè, cà phê và hạt tiêu, hiệp định EVFTA cho phép xuất khẩu mặt hàng không có xuất xứ từ mã HS khác ở cấp độ 4 số (nhóm) so với sản phẩm cuối cùng để sản xuất. 

Riêng với cao su và sản phẩm từ cao su, nhà xuất khẩu có thể lựa chọn áp dụng tiêu chí khác về xuất xứ. Đó là giá trị của mặt hàng không vượt quá 70% giá xuất xưởng của sản phẩm. 

– Chứng nhận Global GAP 

Một trong những tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu được quan tâm nhiều nhất hiện nay là quốc gia xuất khẩu phải có chứng nhận GlobalGAP. Đây là quy trình sản xuất và thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo sản phẩm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép. Từ đó, nâng cao chất lượng hàng hóa, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sống và hơn hết là giúp cho lô hàng được thông quan thuận lợi vào EU. 

>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển container uy tín, trọn gói: 5 điều cần biết

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu u

Giấy chứng nhận GlobalGAP là một trong những tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu, hỗ trợ lô hàng được thông quan suôn sẻ và thuận lợi

Chứng nhận khác: Chứng nhận ISO 14001 Quốc tế, chứng nhận SA 800 (chứng nhận xã hội) là các chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu. 

Với những thông tin trên đây, hy vọng doanh nghiệp đã nắm rõ toàn bộ tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu. Nếu cảm thấy thủ tục quá phức tạp và gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị, doanh nghiệp có thể nhờ hỗ trợ từ đơn vị vận chuyển uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đơn cử như công ty 3W Logistics hiện nay. 

2. Lợi thế của 3W Logistics trong xuất khẩu mặt hàng nông sản

3W Logistics mang đến giải pháp xuất khẩu hàng nông sản sang châu Âu với mức giá cạnh tranh, chất lượng ổn định, kèm theo rất nhiều lợi thế khác có thể kể đến như:

– Hiện tại, 3W Logistics là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu hàng nông sản, (bao gồm cà phê, chè, hạt điều, gạo hoặc cao su) sang thị trường châu Âu. 

– Đối với ngành hàng nông sản, 3W Logistics hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục xin giấy phép, kiểm tra chuyên ngành và khai báo hải quan điện tử. 

– Hỗ trợ check C/O hoặc làm C/O hợp lệ. 

– Quy trình bảo quản nông sản linh hoạt, đảm bảo mức nhiệt độ riêng, phù hợp với mỗi sản phẩm khác nhau. 

– 3W Logistics triển khai giải pháp xuất khẩu hàng nông sản sang châu Âu bằng hình thức đa dạng, bao gồm vận chuyển hàng lẻ LCL và hàng FCL, dịch vụ thủ tục hải quan, dịch vụ Door to Door (thực hiện Giao nhận – Vận chuyển Quốc tế – Thủ tục hải quan trọn gói). 

– Đội ngũ nhân viên tận tâm, giàu chuyên môn trong lĩnh vực hải quan, góp phần điều hướng lô hàng thông quan trôi chảy và kịp thời. 

– Tư vấn gói bảo hiểm phù hợp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. 

Để hiểu thêm về quy trình xuất khẩu nông sản sang châu Âu và được báo giá chi tiết với mỗi dịch vụ, doanh nghiệp liên hệ với công ty 3W Logistics và nhận được sự trợ giúp hiệu quả nhất.

XEM THÊM QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH HÀNG TẠI 3W LOGISTICS

1. THỦ TỤC XUẤT KHẨU THỦY SẢN

2. QUY ĐỊNH XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG

3. THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ

4. THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

5. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC