337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

FCL/LCL logistics là gì? Phương pháp vận tải hàng hóa (FCL và LCL) 

FCL và LCL logistics là những khái niệm quen thuộc trong dịch vụ vận tải đường biển. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa bằng FCL/LCL nhưng lại băn khoăn không biết đâu là loại hình vận chuyển có lợi, phù hợp với ngân sách hiện tại. Để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn, lựa chọn FCL hay LCL là tối ưu, 3W Logistics đã tổng hợp đầy đủ thông tin có liên quan trong bài viết dưới đây.

1. FCL logistics là gì?

FCL (Full Container Load) là dịch vụ vận chuyển đường biển nguyên một container, phù hợp với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thường xuyên và có thể tích lô hàng trên 15 mét khối. Thông thường, kích thước của container vận tải chuyên dụng là container 20ft hoặc container 40ft. 

Hầu hết container được xếp đầy hàng hóa bên trong và đóng dấu tại gốc trong quá trình xuất khẩu. Sau đó, đơn vị vận chuyển có thể kết hợp hai hoặc nhiều hình thức khác nhau như đường biển và đường sắt; đường biển và đường bộ để trung chuyển container đến nơi tập kết. 

FCL logistics

FCL logistics là hình thức đóng hàng đầy cả một container, trong đó hàng hóa là của một doanh nghiệp duy nhất, không có gộp chung với bất kỳ lô hàng nào khác

2. LCL logistics là gì?

LCL (Less Than Container Load) là dịch vụ vận tải container cho hàng lẻ, phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng số lượng ít đến quốc gia khác thông qua đường biển. 

Bản chất của LCL là kết hợp nhiều lô hàng khác nhau; sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container. Sau đó, đơn vị vận chuyển tiến hành đưa container từ cảng xếp đến cảng đích. Toàn bộ quá trình đóng chung với nhau như vậy gọi là gom hàng hoặc consolidation.

Bảng giá cước vận chuyển đường biển mới nhất hiện nay

Giá cước vận chuyển đường biển là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, chi phí vận chuyển càng thấp thì lợi nhuận càng tăng lên. Vậy thì cước vận tải…

3. So sánh FCL Logistics và LCL Logistics

Dưới đây là điểm khác nhau giữa hình thức FCL và LCL logistics: 

lcl logistics

FCL logistics và LCL logistics là hai hình thức đóng hàng vào container khác nhau

Hình thức FCL logistics LCL logistics 
Ưu điểm  – Dễ quản lý và kiểm soát hàng hóa, tránh xảy ra tình trạng thất lạc. 

– Phù hợp để vận tải hàng hóa số lượng lớn. 

– Thời gian vận chuyển nhanh hơn. Tại thời điểm vừa cập bến, hàng FCL lập tức được dỡ khỏi tàu và giao ngay tới bên nhận hàng sau đó. 

– Đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn, không phát sinh hư hỏng. 

– Hạn chế tình trạng tồn kho. 

– Áp dụng đối với lô hàng có số lượng ít. Để tiết kiệm chi phí thì doanh nghiệp nên chọn lựa hình thức LCL Logistics. 

Nhược điểm – Do FCL logistics phải vận tải hàng hoá số lượng lớn nên khả năng bị tồn kho rất cao. – Quá trình từ lúc gửi hàng đến khi nhận được có thể lâu hơn so với hàng FCL. Nguyên nhân là do phải mất thêm thời gian để kho CFS khai thác và phân loại hàng hóa cho bên gửi hàng. 

– Tính an toàn thấp, dễ phát sinh hư hỏng hoặc thất lạc hàng hóa. 

Trách nhiệm của bên gửi hàng  – Vận tải hàng hóa từ kho chứa đến bãi container (CY) của cảng đi.

– Chất xếp, đóng gói và chèn lót hàng hóa vào container. 

– Đánh dấu mã hàng hóa và ký hiệu chuyên chở trên bao bì. 

– Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì container theo đúng quy định. 

– Thanh toán chi phí liên quan cho tất cả công việc trên đây. 

– Vận tải hàng hóa đến kho CFS của cảng đi và thanh toán chi phí liên quan. 

– Cung cấp chứng từ thương mại, vận tải và thủ tục xuất nhập khẩu cho bên gom hàng (nếu CFS là kho thường). Trong trường hợp CFS là kho ngoại quan thì bên gửi hàng phải hoàn tất thủ tục xuất khẩu. 

– Tiếp nhận vận đơn của bên gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ. 

Trách nhiệm của bên nhận hàng  – Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. 

– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho đơn vị vận chuyển. 

– Kiểm tra tình trạng bên ngoài của container so với mô tả trong vận đơn. 

– Dỡ hàng ra khỏi container tại CY/kho để hoàn trả container rỗng cho đơn vị vận chuyển. 

– Chi trả chi phí có liên quan cho tất cả công việc trên đây. 

– Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. 

– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho bên gom hàng để tiếp nhận lô hàng. 

– Thanh toán cước phí (nếu lựa chọn dịch vụ trả sau).

Trách nhiệm của bên vận chuyển  – Phát hành vận đơn nhận hàng. 

– Bảo quản hàng hóa đúng chuẩn trong container. 

– Xếp container từ bãi chứa ở cảng gửi lên tàu.

– Hạ container từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến. 

– Bàn giao container cho bên nhận hàng có vận đơn hợp pháp. Sau đó, thu hồi vận đơn. 

– Chi trả toàn bộ chi phí xếp dỡ container lên/ xuống tàu. 

– Tiếp nhận lô hàng LCL tại kho CFS, sau đó phát hành vận đơn cho bên gửi hàng. 

– Đóng hàng vào container.

– Đưa hàng ra cảng gửi. Bắt đầu quá trình vận chuyển. 

– Khi đã cập bến, đơn vị vận chuyển tiến hành dỡ container ra khỏi tàu đưa về kho CFS. 

– Bàn giao lô hàng LCL cho bên nhận hàng. 

– Thực hiện thu hồi vận đơn. 

Chi phí vận chuyển  – Chi phí của FCL logistics tiết kiệm và phù hợp với doanh nghiệp, nhờ tận dụng được lợi thế theo quy mô.  – Chi phí của LCL logistics cao hơn so với FCL, đồng thời được tính theo giá cước của trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa quốc tế. 

– Ngoài ra, LCL Logistics có nhiều chi phí được cố định, không thể thay đổi dù cho bên trong container ít hay nhiều hàng. 

Quy trình vận chuyển  – Thủ tục đơn giản, thời gian giao hàng nhanh chóng.  – Quy trình vận chuyển hàng lẻ LCL phức tạp và mất nhiều thời gian so với FCL. Do bên gom hàng phải kiểm đếm, chuẩn bị chứng từ và sắp xếp giao cho bên nhận từng lô hàng lẻ khác nhau. 

– Chưa kể, trong quá trình thông quan, nếu một lô hàng của đơn vị nào đó gặp trục trặc thì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hàng lẻ có trong container ấy. 

Rủi ro  – Hàng FCL dễ quản lý và kiểm soát, đồng thời ít xảy ra hư hỏng hay thất lạc trong quá trình vận chuyển.  – Hàng LCL dễ bị hư hỏng, thất lạc hoặc nhiễm mùi nếu được đóng chung với loại hàng hóa khác trong cùng một container. 

4. Dịch vụ vận chuyển đường biển FCL và LCL tại 3W Logistics

Ngoài hiểu rõ khái niệm, phân biệt điểm khác nhau giữa FCL và LCL logistics, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, mang đến giải pháp FCL/LCL chất lượng, với giá cước cạnh tranh và bảo đảm an toàn hàng hóa. Hiện nay, 3W Logistics đã và đang là đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhờ vào chúng tôi có nhiều kinh nghiệm, cũng như lợi thế trong lĩnh vực vận chuyển đường biển: 

– Công ty 3W Logistics đang triển khai dịch vụ vận tải đường biển theo hình thức FCL/LCL. Cùng với đó là dịch vụ hải quan, dịch vụ Door to Door (thực hiện Giao nhận – Vận chuyển Quốc tế – Thủ tục hải quan trọn gói) nhằm giúp cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi xuất khẩu hàng hóa, cũng như tìm được giải pháp phù hợp với tài chính hiện tại. 

– 3W Logistics hỗ trợ tuyến vận chuyển đa dạng, trải rộng khắp thế giới như Mỹ, Canada, Châu Á, Châu Âu, Ấn Độ – Trung Đông. Trong đó, thị trường Mỹ – Canada là thế mạnh của chúng tôi. Nhờ vào hiện tại, 3W Logistics là OTI-NVOCC có FMC và bond, đã có khả năng tự phát hành HBL, tự file AMS/ ISF (đối với hàng Mỹ) và file E-Manifest (đối với hàng Canada) bằng chính scac code của 3W. Doanh nghiệp có thể theo dõi Số FMC của 3W Logistics là # 029003

– Có nhiều kinh nghiệm trong vận tải đường biển, đặc biệt là xuất khẩu đa dạng mặt hàng như như nông thủy sản (cà phê, chè, hạt điều, cá, tôm), hàng tiêu dùng (miến, bún gạo, mì, bánh kẹo), hàng may mặc (vải, quần áo), gỗ, cao su và nội thất. 

– 3W Logistics có quan hệ đối tác với nhiều hãng tàu lớn trên thị trường như Maersk Lines, Sea Land, One, YangMing, Evergreen, Costco, Hyundai hoặc OOCL nên đem lại mức giá cạnh tranh, đảm bảo đúng thời gian vận chuyển. 

– 3W Logistics sở hữu hệ thống đại lý rộng khắp tất cả quốc gia, đảm bảo xử lý yêu cầu và thách thức của khách hàng nhanh chóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài. 

– 3W Logistics cam kết quy trình vận chuyển được thực hiện minh bạch, cung cấp lịch trình để doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hàng hóa và xử lý nhanh chóng vấn đề phát sinh. 

– Đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục xin giấy phép, cũng như kiểm tra chuyên ngành (nếu có). 

Vận chuyển hàng lẻ LCL

Uy tín, chuyên nghiệp và hiệu quả là tiêu chí được 3W Logistics chú trọng hàng đầu khi xây dựng dịch vụ vận tải đường biển FCL/LCL

Để được tư vấn và báo giá chi tiết về dịch vụ vận chuyển đường biển theo hình thức FCL/LCL Logistics, doanh nghiệp hãy liên hệ với công ty 3W Logistics và nhận được sự trợ giúp tốt nhất.

>> XEM THÊM QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH HÀNG TẠI 3W LOGISTICS

1. THỦ TỤC XUẤT KHẨU THỦY SẢN
2. QUY ĐỊNH XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG
3. THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ
4. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC