337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

LCL là gì? Hướng dẫn vận chuyển hàng lẻ LCL hiệu quả, nhanh chóng

Vận chuyển hàng lẻ LCL là một hình thức gửi hàng bằng đường biển phổ biến. Khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đối với trường hợp hàng hóa không đầy đủ, phù hợp để xếp đầy container thì chủ hàng có thể lựa chọn cách vận chuyển LCL để tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Cụ thể, quy trình giao – nhận hàng LCL được tiến hành như thế nào? Hãy cùng với 3W Logistics tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1. LCL là gì?

LCL (viết tắt của Less than Container Load, hay còn gọi hàng consol/hàng ghép) là dịch vụ vận chuyển container cho hàng lẻ, phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng số lượng ít đến thị trường nước ngoài thông qua đường biển. Bản chất của LCL là kết hợp hàng hóa của nhiều đơn vị khác nhau, phân loại và xếp vào container tại kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station), góp phần tối ưu hóa chi phí vận chuyển.

>> Xem thêm: Phân biệt dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL và FCL.

2. Có bao nhiêu hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL?

Dịch vụ vận chuyển hàng LCL bao gồm 2 hình thức, đó là direct (trực tiếp) hoặc via (trung chuyển).

  • Hình thức trực tiếp: Tại đây, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ cảng A đến cảng B theo như thỏa thuận của hợp đồng ngoại thương, không phải tháo dỡ hay thực hiện chuyển tải ở cảng.
  • Hình thức trung chuyển: Quá trình gửi hàng từ cảng A đến cảng B có thể phải dừng lại ở cảng C để đóng dỡ container và trung chuyển, trước khi kiện hàng được gửi đến cảng đích B cuối cùng.

Thông thường, hàng lẻ LCL được vận chuyển qua hình thức trực tiếp (direct) hoặc hình thức trung chuyển (via) dựa theo mục đích của mỗi chủ hàng

3. Đặc điểm của vận chuyển hàng lẻ LCL

Dịch vụ vận chuyển hàng LCL có đặc điểm như sau:

  • Bên gửi hàng phải thanh toán chi phí vận chuyển, khi hàng lẻ LCL được gửi đến kho khai thác CFS.
  • Bên gửi hàng phải cung cấp giấy tờ, chứng từ có liên quan đến hàng hóa và tiếp nhận House Bill of Lading (vận đơn) do công ty gom hàng lẻ (Consolidator) phát hành.
  • Nhiều trường hợp, vận chuyển hàng lẻ là dịch vụ kết hợp giữa FCL Logistics và LCL Logistics. Cụ thể như, gửi nguyên container – giao lẻ (FCL/LCL) hoặc gửi lẻ – giao nguyên container (LCL/FCL).

>> Xem thêm: Vận chuyển hàng đi Mỹ

>> Xem thêm: Dịch vụ chuyển hàng đi Canada

4. Lợi ích khi vận chuyển hàng lẻ LCL

Ngoài FCL thì dịch vụ vận chuyển hàng LCL cũng được doanh nghiệp lựa chọn, nhờ có 3 lợi ích nổi bật:

Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Nếu chủ hàng (Shipper) là một cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng hóa ít, không thể xếp đầy container thì vận chuyển LCL là lựa chọn phù hợp. Thay vì trả phí toàn bộ, bên gửi hàng thanh toán phí vận chuyển cho không gian được sử dụng trong container, qua đó tiết kiệm chi phí tối ưu.

Tiết kiệm chi phí lưu kho

Dịch vụ vận chuyển hàng LCL giúp hàng hóa được gửi đi nhanh chóng, không phải lưu lại ở kho và nhờ đó, giảm tối đa chi phí phát sinh.

Tiết kiệm thời gian

Với dịch vụ hàng lẻ LCL, chủ hàng không phải chờ đợi hàng hóa được xếp đầy container, mới tiến hành vận chuyển. Sau khi chuẩn bị số lượng hàng cần thiết, chủ hàng có thể gửi đi ngay lập tức, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo kiện hàng đến nơi đúng dự định.

>> Xem thêm: Giá cước vận chuyển đường biển

Vận chuyển hàng lẻ LCL không yêu cầu lưu kho, thời gian vận chuyển nhanh chóng và tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp

5. Quy trình xuất – nhập hàng lẻ LCL như thế nào?

Dưới đây là toàn bộ quy trình vận chuyển hàng lẻ LCL (áp dụng cho nhập khẩu và xuất khẩu), cụ thể:

5.1 Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL

Xuất khẩu hàng lẻ LCL được tiến hành thông qua 4 bước sau đây:

Bước 1: Sau quá trình đàm phán, thương lượng thành công quyền lợi của đôi bên, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu tiến hành ký hợp đồng với nhau.

Bước 2: Nhà xuất khẩu nhận tiền đặt cọc hoặc thanh toán theo hợp đồng ngoại thương đã ký trước đó.

Bước 3: Dựa vào điều kiện Incoterm và thời gian được thỏa thuận trên hợp đồng, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Dưới đây là quy trình thực hiện cụ thể:

  • Lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ (Consolidator/ Master Consolidator) phù hợp.
  • Tiến hành đặt chỗ (booking) với công ty gom hàng lẻ LCL.
  • Thuê xe tải vận chuyển nội địa (trucking.
  • Đóng gói hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.
  • Vận chuyển hàng hóa về kho CFS để giao cho công ty gom hàng lẻ LCL.

Bước 4: Sau khi vận chuyển thành công, nhà xuất khẩu hoàn thành bộ chứng từ hàng hóa theo quy định của hợp đồng ngoại thương để gửi đến nhà nhập khẩu. Cần lưu ý, bộ chứng từ phải được kiểm tra chính xác để nhà nhập khẩu tiếp nhận hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng.

>> Xem thêm: Vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc

5.2 Quy trình nhập khẩu hàng lẻ LCL

Nhập khẩu hàng lẻ LCL được tiến hành thông qua 6 bước sau đây:

Bước 1: Nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) ký hợp đồng ngoại thương, sau khi đã thương lượng và đồng ý với nhau toàn bộ điều khoản trong hợp đồng như chủng loại/quy cách đóng hàng, đơn giá, điều khoản thanh toán, ngày xếp hàng, điều kiện Incoterm được áp dụng.

Bước 2: Nhà nhập khẩu tiến hành xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu hàng hóa không phải cấp phép thì bỏ qua bước này.

Bước 3: Sau khi được cấp phép nhập khẩu hàng hóa, nhà nhập khẩu đặt cọc và thanh toán tiền hàng theo quy định của hợp đồng ngoại thương.

Bước 4: Dựa vào điều kiện Incoterms và ngày giao hàng được thỏa thuận trên hợp đồng, nhà xuất khẩu tiến hành vận chuyển hàng hóa và đính kèm bộ chứng từ xuất khẩu cho nhà nhập khẩu.

Bước 5: Khi hàng hóa cập bến, nhà nhập khẩu cung cấp giấy tờ và chứng từ có liên quan để thực hiện thủ tục hải quan, thông quan cho hàng lẻ LCL.

Bước 6: Sau khi tờ khai được đóng dấu thông quan, lúc này nhà nhập khẩu có thể nhận hàng tại kho CFS và vận chuyển về kho riêng. Như vậy là hoàn tất quá trình vận chuyển hàng lẻ LCL.

>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hạt điều

Quy trình xuất – nhập khẩu hàng lẻ LCL yêu cầu các bên phải nắm rõ trách nhiệm, hoàn thành công việc cần thiết theo thỏa thuận hợp đồng, để lô hàng được thông quan thuận lợi

6. Trách nhiệm của các bên khi vận chuyển hàng LCL

Khi vận chuyển hàng lẻ LCL, chủ hàng – công ty gom hàng – nhà vận chuyển – bên nhận hàng, có trách nhiệm hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng, cụ thể:

6.1 Đối với chủ hàng LCL (Shipper)

  • Đóng gói, sắp xếp và vận chuyển hàng LCL về kho CFS hoặc kho hàng không kéo dài.
  • Hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng hoặc thủ tục có liên quan khác.
  • Cung cấp thông tin về lô hàng để công ty gom hàng tạo vận đơn và xác nhận.

6.2 Đối với công ty gom hàng lẻ (Consolidator)

  • Tiếp nhận thông tin hàng lẻ CLC phải đóng/ghép.
  • Sắp xếp, phân loại, xếp hàng LCL vào container và gửi đến kho CFS.
  • Cung cấp house bill cho khách hàng.
  • Thông báo khi kiện hàng cập bến thành công.

6.3 Đối với nhà vận chuyển hàng lẻ LCL

  • Nhà vận chuyển hàng LCL có trách nhiệm giữ gìn, đảm bảo hàng hóa được an toàn, không xảy ra bất kỳ hư hỏng cho đến khi cập bến.

6.4 Đối với bên nhận hàng LCL

  • Sắp xếp giấy tờ nhập khẩu và thủ tục hải quan cho hàng hóa.
  • Xuất trình vận đơn phù hợp cho bên gom hàng hoặc đại diện của công ty gom hàng để nhận hàng tại nơi trả hàng.
  • Nhận hàng tại kho khai thác hàng lẻ CFS.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu Âu

>> Xem thêm: Cước tàu đi Mỹ

7. Cách tính giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL đường biển

Để nắm rõ công thức tính giá cước của hàng lẻ LCL, doanh nghiệp nên tìm hiểu một số thuật ngữ dưới đây:

  • CBM (viết tắt của Cubic Meter, hay còn gọi mét khối) là đơn vị phổ biến nhất, được sử dụng để ước lượng thể tích (volume) của hàng hóa. Công thức tính CBM là chiều dài (m) x chiều cao (m) x chiều rộng (m).
  • Metric Ton (viết tắt MT) là đơn vị biểu thị trọng lượng (weight) của hàng hóa. Tỷ lệ quy đổi là 1 Metric Ton = 1.000 Kilogram.
  • Freight Ton (viết tắt FT) và Revenue Ton (viết tắt RT) là giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL, được xác định bằng cách so sánh giá của CBM và MT. Giá cước cao hơn là mức giá được áp dụng cho kiện hàng.

CBM, Metric Ton, Freight Ton và Revenue Ton là những khái niệm quan trọng, yêu cầu doanh nghiệp phải nắm rõ để tính giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL nhanh chóng, dễ dàng

Ngoài ra, còn có các bước để tính giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL:

Bước 1: Xác định kích thước của kiện hàng (bao gồm chiều dài, chiều rộng, chiều cao). Ví dụ, lô hàng LCL có chiều dài 3,2m – chiều cao 2,2m – chiều rộng 1,2m thì thể tích = 3,2 x 1,2 x 2,2 = 8,448 CBM.

Bước 2: Xác định trọng lượng theo đơn vị tấn (MT) của kiện hàng. Ví dụ, sau khi đã cân thì kiện hàng có trọng lượng 1,2 tấn (1,200 kg).

Bước 3: Dựa theo giá cước vận chuyển hàng lẻ (LCL) được Consolidator cung cấp, công thức tính được áp dụng như sau:

  • Giá cước theo thể tích CBM là 8,448 CBM x 12 USD = 101,376 USD hoặc;
  • Giá cước theo trọng lượng MT là 1,2 tấn x 12 USD = 14,4 USD.

Bước 4: So sánh giá cước của 2 cách trên đây. Cụ thể, giá cước theo thể tích (CBM) cao hơn giá cước theo trọng lượng MT nên chi phí vận chuyển hàng lẻ LCL được áp dụng là 101.376 USD (Revenue Ton).

8. Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL tại 3W Logistics

Hiện nay, 3W Logistics là công ty triển khai dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL uy tín, có kinh nghiệm dày dạn và nhiều lợi thế trong lĩnh vực vận tải biển, cụ thể như:

  • 3W Logistics cung cấp giải pháp vận chuyển hàng LCL và FCL linh hoạt, hợp tác với nhiều hãng tàu lớn trên thị trường như Maersk Lines, Sea Land, One, YangMing, Evergreen, Costco, Hyundai hoặc OOCL nên giá cước vô cùng cạnh tranh, phù hợp với tài chính của mỗi doanh nghiệp.
  • 3W Logistics hỗ trợ tuyến vận chuyển hàng lẻ đa dạng, trải rộng khắp thế giới như Mỹ, Canada, Châu Á, Châu Âu, Ấn Độ – Trung Đông. Trong đó, thị trường Mỹ và Canada là thế mạnh của chúng tôi. Nhờ hiện tại 3W Logistics là OTI-NVOCC có FMC và bond, có khả năng tự phát hành HBL, tự file AMS/ ISF (đối với hàng Mỹ) và file E-Manifest (đối với hàng Canada) bằng Scac Code riêng.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng LCL tại 3W Logistics áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực, mặt hàng khác nhau như nông thủy sản (cà phê, chè, hạt điều, cá, tôm), hàng tiêu dùng (miến, bún gạo, mì, bánh kẹo), hàng may mặc (vải, quần áo), gỗ, cao su và nội thất.
  • Đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ, xin giấy phép, kiểm tra chuyên ngành và thực hiện thủ tục hải quan. Nhờ đó, giúp cho kiện hàng của doanh nghiệp được thông quan thuận lợi.
  • 3W Logistics có hệ thống đại lý trên toàn thế giới, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và xử lý yêu cầu, khiếu nại của khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Để được tư vấn, báo giá chi tiết cho dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, doanh nghiệp liên hệ với 3W Logistics TẠI ĐÂY!

XEM THÊM THỦ TỤC VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁC

1. THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
2. THỦ TỤC XUẤT KHẨU THỦY SẢN
3. THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ