Thủ tục xuất khẩu nông sản ra nước ngoài hiện nay vô cùng phức tạp do phải thực hiện nhiều bước cũng như chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Để lô hàng được thông quan thuận lợi ở quốc tế, nhà xuất khẩu nên lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 3W Logistics là công ty mang đến giải pháp xuất khẩu nông sản linh hoạt, chỉn chu với giá cước cạnh tranh và dịch vụ chất lượng.
1. Thủ tục xuất khẩu nông sản ra nước ngoài cần chuẩn bị thế nào?
Xuất khẩu nông sản cần tuân thủ những quy định như sau:
1.1. Quy định chung khi xuất hàng nông sản
Điều kiện chung về an toàn thực phẩm:
– Tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/ thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm, các chất khác có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
– Quy định về phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất.
– Quy định về bao bì và nhãn sản phẩm.
– Quy định về bảo quản thực phẩm.
– Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của thực phẩm.
– Chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền với thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc từ động vật.
Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn với nguồn gây hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
– Có đủ nước đạt chuẩn kỹ thuật để phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Trang thiết bị đầy đủ, phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Có đủ dụng cụ rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại.
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu, bao bì, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
>> Xem thêm: Vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc
1.2. Quy định riêng đối với từng mặt hàng nông sản
Các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu cũng cần đáp ứng những quy định như sau:
Đối với các loại trái cây
Một số loại trái cây thường được xuất khẩu là thanh long, chôm chôm, nhãn, dừa, mít, xoài,…Trái cây khi xuất khẩu không được sử dụng chất bảo quản (ngay cả chất bảo quản sinh học). Quá trình phân loại, thu hoạch và chế biến phải diễn ra nhanh chóng để tránh hư hỏng. Nhiều doanh nghiệp bảo quản trái cây bằng cách rửa nước ozone, giữ lạnh, bôi sáp đầu cuống,…
Đối với gạo
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần có ít nhất 1 kho chứa chuyên dụng tối thiểu 5000 tấn thóc, cơ sở vật chất đáp ứng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời có ít nhất 1 cơ sở xay xát thóc gạo, công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.
Đối với cà phê
Với mặt hàng cà phê, khi xuất khẩu cần có giấy chứng nhận kiểm dịch, tốt nhất là doanh nghiệp nên liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi về yêu cầu kiểm dịch để chuẩn bị trước. Ngoài ra còn có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) theo form ICO.
Đối với chè khô (trà)
Đối tác nhập khẩu chè khô có thể yêu cầu các loại giấy phép như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy xác nhận hun trùng, giấy kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận y tế, giấy chứng nhận chất lượng. Doanh nghiệp cần xác nhận với nước nhập khẩu để chuẩn bị giấy tờ đầy đủ trước khi xuất khẩu.
Đối với rau củ quả
Rau củ quả không phải là mặt hàng bị cấm xuất khẩu nên chỉ cần đáp ứng những yêu cầu như sau: kiểm nghiệm sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do và giấy chứng nhận y tế.
Đối với tiêu
Tiêu là mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu, không cần đóng thuế xuất khẩu và thuế VAT. Doanh nghiệp cần kiểm tra tiêu đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của nước nhập khẩu hay chưa. Một số tiêu chí cần kiểm tra là kiểm dịch thực vật, chiếu xạ, vùng trồng tiêu đạt chuẩn, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc,…
2. Quy trình thủ tục xuất khẩu nông sản như thế nào?
Để hàng hóa được thông quan thuận lợi, doanh nghiệp phải tiến hành quy trình xuất khẩu nông sản theo 6 bước:
Bước 1: Kiểm tra mặt hàng nông sản
Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nên kiểm tra nông sản liệu có đạt chất lượng tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu không. Nếu đáp ứng tốt, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tạo cơ hội cho hàng hóa được thông quan sau đó.
Bước 2: Xử lý hàng nông sản và thủ tục kiểm dịch
Mặt hàng nông sản trước khi được xuất khẩu phải thỏa mãn một số yêu cầu sau đây:
- Nông sản phải được trồng và thu hoạch từ khu vực có nguyên liệu sạch, được chứng nhận Vietgap hoặc GlobalGap.
- Thực hiện hun trùng, chiếu xạ, kiểm dịch thực vật, làm C/O đúng trình tự quy định.
- Đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, hàm lượng và không có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bên trong.
- Quy cách đóng gói phù hợp, sử dụng thùng carton, bao bì chắc chắn khi đóng hàng, để hạn chế xảy ra hư hỏng.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu
Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục xuất khẩu nông sản
Đối với mặt hàng nông sản, yêu cầu doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan, bao gồm:
- Hợp đồng mua bán (SALE CONTRACT);
- Hóa đơn thương mại (COMMERCIAL INVOICE);
- Hóa đơn đỏ (INVOICE);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (PACKING LIST);
- Booking với hãng tàu vận tải/hàng không (BOOKING);
- Bill gốc (ORIGINAL BILL OF LADING – BL);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CERTIFICATE OF ORIGIN);
- Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);
- Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);
- Giấy xác nhận hun trùng (FUMIGATION);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CERTIFICATE OF FREE SALES – CFS);
- Giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm (HEALTH CERTIFICATE – HC);
- Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (QUALITY AND QUANTITY CERTIFICATION);
- Giấy chứng nhận bức xạ (RADIATION CERTIFICATION).
Lưu ý: Thông thường, các loại giấy tờ như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, booking và bill gốc là bộ chứng từ cơ bản, bắt buộc phải có khi thực hiện xuất khẩu nông sản. Trong khi đó, các loại giấy chứng nhận có thể phát sinh dựa theo điều kiện Incoterm hoặc theo quy định của quốc gia nhập khẩu.
Bước 4: Chuẩn bị giao hàng
Khi thủ tục xuất khẩu nông sản đã hoàn thành, tiếp theo doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu để book container đóng gói hàng hóa, chuẩn bị thực hiện khai báo hải quan.
Bước 5: Khai báo hải quan
Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản dựa vào số liệu được cung cấp khi đóng gói hàng hóa. Sau đó, doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử, mở tờ khai, thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng vào sổ tàu.
Bước 6: Thực hiện thông quan hàng hóa nông sản
Song song quá trình thông quan cho hàng hóa, doanh nghiệp phải đính kèm chi tiết bill và submit VGM trước 2 ngày đến hãng tàu đã đặt chỗ. Mục đích là để hãng tàu có thời gian soạn thảo hóa đơn và gửi lại cho bạn kiểm tra.
3. Mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng nông sản là bao nhiêu?
Thuế của thủ tục xuất khẩu nông sản phụ thuộc vào mã số hàng hóa chi tiết (HS). Để xác định mức thuế phù hợp, doanh nghiệp nên tham khảo gợi ý về mã HS như sau:
- Nghệ: Tham khảo nhóm 09.10 “gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), lá húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế và các loại gia vị khác.
- Hạt tiêu: Tham khảo nhóm 09.04 “hạt tiêu thuộc loại piper, quả ớt thuộc loại capsicum hoặc loại pimenta khô, xay hoặc nghiền”.
- Hành, tỏi: Tham khảo nhóm 07.03 “hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi tươi hoặc ướp lạnh”; nhóm 07.02 “rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái, lát vụn hoặc ở dạng bột nhưng không chế biến thêm.”
- Quế: Tham khảo nhóm 09.06 “quế và hoa quế”.
- Hạt điều: Tham khảo nhóm 08.01 “dừa, quả hạch Brazil và hạt điều tươi hoặc khô, đã lột vỏ hoặc chưa bóc vỏ”; nhóm 20.07 “quả hạch và bộ phận ăn được của cây, đã chế biến hoặc chưa chế biến với đường, rượu hay chất làm ngọt.”
>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hạt điều
4. Lưu ý cần biết khi thực hiện xuất khẩu nông sản
Mặt hàng nông sản được xuất khẩu bao gồm 2 loại: bảo quản khô và bảo quản mát.
- Đối với bảo quản khô, doanh nghiệp nên điều chỉnh độ ẩm của không khí thích hợp, bằng cách sử dụng thiết bị thông gió, để ngăn chặn nông sản bị sâu mọt và mầm bệnh tấn công. Cụ thể, nếu bảo quản các loại hạt thì độ ẩm không khí nên giảm xuống 84 – 87% so với ban đầu; bảo quản trái cây thì tỷ lệ độ ẩm có thể cao hơn.
- Đối với nông sản bảo quản tươi và bảo quản lạnh, thời gian thu hoạch, đóng gói và vận chuyển phải được diễn ra đúng trình tự, đảm bảo tính đồng bộ, để chất lượng hàng hóa tốt nhất. Ngoài ra, tùy theo mặt hàng nông sản, nhiệt độ trong máy bay và container phải được điều chỉnh phù hợp, ví dụ như đối với rau, củ quả, nhiệt độ phải từ 2 – 12 độ C, nhằm giúp cho nông sản được tươi tốt, hạn chế phát sinh hư hỏng.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về thủ tục xuất khẩu nông sản hiện nay. Kể từ năm 2019 – 2020, quá trình vận chuyển hàng hóa đến thị trường nước ngoài đã trở nên khó khăn do thủ tục bị thắt chặt, cũng như chính sách thay đổi liên tục. Đây cũng là thách thức to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, khi gây ra nguy cơ mất hàng, mất tiền nếu không thực sự nắm rõ quy định.
Để ngăn chặn điều này, bạn nên lựa chọn công ty uy tín, có kinh nghiệm dày dạn đối với thủ tục xuất khẩu nông sản như 3W Logistics. Chúng tôi cung cấp giải pháp vận chuyển linh hoạt, đảm bảo hiệu quả tối ưu và chi phí cạnh tranh, phù hợp với tài chính của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Gửi hàng đi Canada bằng đường biển
Đặc biệt, 3W Logistics cam kết hàng hóa được thuận lợi thông quan ở thị trường nước ngoài nhờ vào lợi thế:
- Giàu kinh nghiệm xuất khẩu nông sản cho thị trường lớn, điển hình như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, vận chuyển hàng đi Mỹ và Canada sẽ dễ hơn, nhờ vào 3W Logistics là OTI-NVOCC có FMC và bond, đã có khả năng tự phát hành HBL và tự file AMS/ ISF (đối với hàng Mỹ), và file E-Manifest (đối với hàng Canada) bằng scac code riêng.
- 3W Logistics tiếp nhận xuất khẩu các loại mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như các loại quả, quả hạch, rau củ chế biến, hạt điều, cà phê, chè, gạo, cao su, hạt tiêu, sắn và sản phẩm từ sắn, gỗ và sản phẩm từ gỗ.
- Trong quá trình xuất khẩu, 3W Logistics hỗ trợ điều chỉnh và cân bằng bảo quản nông sản ở nhiệt độ riêng, linh hoạt theo mặt hàng, nhằm đáp ứng chất lượng hàng hóa khi cập cảng. Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp đóng gói đúng quy chuẩn và phù hợp với mặt hàng, để đảm bảo an toàn cho nông sản.
- Do mặt hàng nông sản có thời gian sử dụng khác nhau nên 3W Logistics hỗ trợ tư vấn phương pháp/thời gian vận chuyển hợp lý để tránh xảy ra hư hỏng hàng hóa.
- Tại 3W Logistics, doanh nghiệp được hỗ trợ làm C/O hoặc check C/O sao cho hợp lệ, chuẩn bị giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép kiểm dịch thực vật; hun trùng, đóng kiện gỗ và thực hiện thủ tục hải quan.
- Đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, phục vụ và theo dõi tiến độ xuất khẩu nông sản chu đáo.
- Tư vấn gói bảo hiểm hàng hóa phù hợp, tiết kiệm chi phí với nhu cầu của doanh nghiệp.
Để được tư vấn chi tiết, cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho quá trình xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp liên hệ với bộ phận tư vấn khách hàng của 3W Logistics TẠI ĐÂY!
XEM THÊM:
1. THỦ TỤC XUẤT KHẨU THỦY SẢN 2. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC 3. ĐẠI LÝ HÃNG TÀU 4. THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ |