337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

Đại lý hãng tàu biển là gì? Có gì khác với môi giới hàng hải?

Đại lý hãng tàu là thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực hàng hải. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người khá mơ hồ về đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của loại hình này. Hơn nữa là có sự nhầm lẫn giữa đại lý tàu biển và môi giới hàng hải nên không tận dụng được hết những lợi ích của dịch vụ mang lại.

1. Tìm hiểu về đại lý hãng tàu biển

1.1. Dịch vụ đại lý hãng tàu là gì?

Đại lý hãng tàu biển (Vessel Agent) là dịch vụ mà những tổ chức, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủy nhiệm của chủ tàu (shipowner) hoặc người thuê tàu (charterer) để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng biển.

>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế

1.2. Nhiệm vụ của đại lý tàu biển

Khác với các loại hình dịch vụ thông thường, đại lý tàu biển có nhiệm vụ quan trọng là cần phải liên lạc, kết nối với cảng, chủ hàng và các cơ quan hữu quan trong thời gian tàu đang khai thác tại cảng, nhằm đảm bảo tàu đến đúng giờ, đúng địa điểm và hoạt động vận chuyển hàng hóa diễn ra trôi chảy.

Dưới đây là một số công việc chủ yếu được thực hiện bởi đại lý hãng tàu:

  • Hoàn thiện các thủ tục để tàu có thể ra/vào cảng theo đúng quy định và luật hiện hành.
  • Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên.
  • Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển.
  • Thu xếp sửa chữa khám nghiệm tàu và kiểm nghiệm khoang tàu cho việc xếp hàng.
  • Trình kháng nghị hàng hải.
  • Môi giới thuê tàu, mua tàu và bán tàu.
  • Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu.
  • Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển…

>> Xem thêm: Gửi hàng đi Canada bằng đường biển

Nghiệp vụ đại lý tàu biển tương đối phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao, nên không phải đơn vị nào cũng cung cấp được loại hình dịch vụ này.

2. Tầm quan trọng của đại lý hãng tàu

Tầm quan trọng của đại lý hãng tàu đóng góp không nhỏ trong việc đẩy mạnh hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương lẫn sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước trên thế giới. Cụ thể:

  • Thúc đẩy quá trình ngoại thương diễn ra nhanh chóng, hàng hóa đến đúng thời gian dự kiến hơn.
  • Giảm bớt công việc cho người chủ tàu, tránh việc tự mình thực hiện không thông thạo hết các nghiệp vụ đi biển gây ùn tắc tàu hàng.
  • Giúp mậu dịch quốc tế diễn ra một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, giảm bớt được những khiếu nại và xung đột pháp lý xảy ra giữa người chủ tàu với chủ hàng, cơ quan cảng sở tại và các tổ chức có liên quan.

>> Xem thêm: Vận chuyển hàng lẻ LCL

3. Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải khác nhau thế nào?

Nhìn chung, giữa đại lý hãng tàu và môi giới hàng hải đều có cùng hoạt động là cung cấp các dịch vụ liên quan vận chuyển đường biển. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết điểm khác nhau giữa cả hai hình thức là gì, để có sự lựa chọn phù hợp. Hãy xem qua bảng so sánh dưới đây.

Tiêu chí phân biệt

Đại lý tàu biển

Môi giới hàng hải 

Vai trò Nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng. trung gian tạo điều kiện để các bên hợp tác với nhau, không trực tiếp tham gia vào việc giao kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba.
Trách nhiệm Khi có vấn đề/rủi ro phát sinh đại lý sẽ chịu trách nhiệm. – Không bị ràng buộc về pháp lý đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của hợp đồng thuê tàu. 

– Chỉ chịu trách nhiệm về việc thi hành những ủy quyền mà người thuê vận chuyển hoặc người vận chuyển ủy thác.

Cách thức  Người đại lý tàu biển trực tiếp tiến hành các hoạt động liên quan tại cảng biển, theo sự chỉ định của người ủy thác. Người môi giới hàng hải sẽ thực hiện các dịch vụ môi giới liên quan, nhưng chỉ là trung gian giữa các bên.
Doanh thu Là phí đại lý. Tiền hoa hồng môi giới.

 

Từ những so sánh trên, có thể thấy, với những công ty nhỏ hoặc mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận tải đường biển thì hãy sử dụng dịch vụ môi giới hàng hải. Bên môi giới sẽ tìm kiếm đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, đồng thời thay mặt chủ hàng (người thuê vận chuyển) thương lượng mức giá hợp lý.

Tuy nhiên, một khi hợp đồng thuê tàu đã được ký xong thì việc có thực hiện được hay không, trục trặc nhiều hay ít là trách nhiệm giữa hai bên, người môi giới không còn nghĩa vụ và trách nhiệm gì với cả quá trình đó. Chính vì thế, nếu cần vận chuyển nhiều mặt hàng số lượng lớn, có tính chất đặc biệt (dễ vỡ, dễ hỏng hóc…) nên lựa chọn đại lý hãng tàu biển, nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

>> Xem thêm: Giá thuê container

3W Logistics – Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển uy tín

Trong lĩnh vực vận tải đường biển hiện nay, 3W Logistics đang hợp tác với nhiều hãng tàu lớn trong và ngoài nước như Maersk Lines, Sea Land, One, YangMing, Evergreen, Costco,… đảm bảo thời gian vận chuyển tối ưu với giá cước cạnh tranh. Cùng đa dạng tuyến vận chuyển khắp thế giới như Mỹ, Canada, Châu Âu, 3W Logistics còn là OTI-NVOCC có FMC và bond nên việc xuất nhập khẩu lô hàng vô cùng dễ dàng.

Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vận chuyển trọn gói Door to Door thực hiện Giao nhận – Vận chuyển quốc tế – Dịch vụ thủ tục hải quan, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đảm bảo hàng giao đúng hẹn, đúng địa điểm. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu thị trường, luôn tư vấn và hỗ trợ khách hàng tận tình bất cứ thời điểm nào.

Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải

Với đội ngũ nhân viên có kiến thức sâu trên thị trường hàng hải, 3W Logistics cam kết dịch vụ vận chuyển đường biển quốc tế sẽ làm hài lòng các chủ tàu lẫn nhà khai thác tàu.

Liên hệ với 3W Logistics để được tư vấn và báo giá vận chuyển chi tiết:

– Hotline: 028 3535 0087.

– Email: info@3w-logistics.com

– Trụ sở chính: Tòa nhà Sohude, Lầu 2, số 29 Thăng Long, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Người đại lý hãng tàu biển có trách nhiệm gì?

Người đại lý hãng tàu biển là người được người ủy thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển. Theo quy định của pháp luật, người đại lý tàu biển sẽ bao gồm những trách nhiệm sau:

  • Tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người ủy thác.
  • Chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người ủy thác.
  • Tính toán chính xác các khoản thu, chi.
  • Chịu trách nhiệm thông báo nhanh chóng cho người ủy thác về các sự kiện liên quan đến công việc được ủy thác.

Điều này đồng nghĩa, trường hợp có thiệt hại phát sinh thì người đại lý tàu biển phải có trách nhiệm bồi thường cho người ủy thác.

>> Xem thêm: Cước tàu đi Mỹ

5. Trách nhiệm của người ủy thác đối với người đại lý tàu biển

Trong tất cả những hợp đồng dịch vụ, bao giờ đại lý tàu biển cũng chỉ ký bên dưới với tư cách là đại lý (as agent only) và làm việc theo chỉ thị của người ủy thác. Do đó, người ủy thác cần hiểu rõ chức năng của mình khi thực hiện các nghiệp vụ hàng hải liên quan.

Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 Điều 239:

  1. Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước theo yêu cầu của người đại lý tàu biển khoản tiền dự chi cho dịch vụ được ủy thác.
  2. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó, nếu ngay sau khi nhận được thông tin này mà người ủy thác đã không thông báo cho những người liên quan biết là mình không công nhận hành động này của người đại lý tàu biển.
Môi giới hàng hải

Các giải quyết khiếu nại về hư hỏng, mất mát hàng hóa theo vận đơn hoặc hợp đồng vận chuyển chỉ có thể do người ủy thác quyết định nên cần lưu ý giải quyết càng sớm càng tốt.

>> Xem thêm: Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển

Qua những thông tin trên, chắc hẳn đã giúp bạn nắm được các thông tin cần thiết về dịch vụ đại lý hãng tàu, cũng như phân biệt sự khác nhau giữa đại lý tàu biển và môi giới hàng hải. Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm và điểm mạnh riêng, điều quan trọng là doanh nghiệp phải lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển chuyên nghiệp, uy tín, có trách nhiệm cao để đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn, được giao đúng thời hạn dự kiến.

XEM THÊM THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÁC NGÀNH HÀNG

1. THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2. THỦ TỤC XUẤT KHẨU THỦY SẢN

3. THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ

4. THỦ TỤC XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU