337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

Bảng giá cước vận chuyển đường biển mới nhất hiện nay

Giá cước vận chuyển đường biển là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, chi phí vận chuyển càng thấp thì lợi nhuận càng tăng lên. Vậy thì cước vận tải biển là gì, cách tính trung bình và yếu tố nào ảnh hưởng đến giá chuyển vận? Hãy để 3W Logistics giải đáp toàn bộ trong bài viết sau!

1. Tình hình về cước vận chuyển đường biển hiện nay

Nếu như giai đoạn 2020 – 2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến giá cước tàu biển “leo thang” thì giữa tháng 7 – 2022, cước vận tải biển đã “đổi chiều” . Cụ thể, giá thuê container 40 feet từ Việt Nam đi Mỹ có thời điểm tăng lên 21.000 USD, nhưng ở giai đoạn hiện nay, mức giá còn lại 8.000 – 11.000 USD. 

Không chỉ giá cước vận chuyển đường biển “hạ nhiệt”, tình trạng khó đặt tàu và khan hiếm container rỗng cũng được giảm đi đáng kể, không còn căng thẳng như lúc trước. Điều này là một tín hiệu tích cực đối với thị trường vận tải. Khi giá cước tàu biển giảm đi, doanh nghiệp không phải áp lực về hàng hóa xuất khẩu, có nhiều cơ hội để tham gia đội tàu chuyển hàng quốc tế và từ đó đạt kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ.

Giá cước vận chuyển đường biển

Cước vận tải biển “hạ nhiệt” giúp doanh nghiệp không còn áp lực về chi phí xuất khẩu 

>> Xem thêm: Giá thuê container

2. Bảng giá cước vận chuyển đường biển quốc tế và nội địa 

Cước vận tải biển là chi phí được thanh toán khi vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác và thông thường, điều này không cố định ở một con số. Thay vào đó, dựa vào phạm vi quốc tế hay nội địa, giá cước tàu biển được chia thành nhiều loại phí khác nhau. 

2.1 Cước vận tải biển quốc tế

Khi gửi hàng bằng đường biển quốc tế, doanh nghiệp phải thanh toán cước phí vận chuyển gọi là Ocean Freight (OF). Tuy nhiên, đây là chi phí vận tải đơn thuần, chưa có phát sinh phụ phí. Đối với hàng hóa quốc tế thì phụ phí có thể bao gồm:

  • Phí THC (Terminal Handling Charge – Phụ phí xếp dỡ tại cảng): Đây là khoản phí được thu trên mỗi container, để bù đắp chi phí cho hoạt động làm hàng ở cảng như xếp dỡ, tập kết container từ CY đến cầu tàu. 
  • Phí chứng từ (Documentation Fee): Đây là khoản phí để hãng tàu chuẩn bị vận đơn và thủ tục liên quan đến quá trình xuất khẩu. 
  • Phí AMS (Advanced Manifest System): Đây là phí khai báo hải quan cho hàng đi Mỹ. 
  • Phí AFS (Advance Filling Surcharge): Đây là phí khai báo hải quan cho hàng đi Trung Quốc.
  • Phí AFR (Advance Filing Rules): Đây là phí khai báo hải quan cho hàng đi Nhật. 
  • Phí BAF(Bunker Adjustment Factor): Đây là phụ phí biến động giá nhiên liệu.
  • Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Đây là phụ phí xăng dầu (áp dụng đối với hàng vận chuyển tuyến Châu Á).
  • Phí PSS (Peak Season Surcharge): Đây là phụ phí cho mùa cao điểm. 
  • Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): Đây là phụ phí an ninh.
  • Phí CIC (Container Imbalance Charge): Đây là phụ phí mất cân đối vỏ container.
  • Phí COD (Change of Destination): Đây là chi phí phát sinh khi doanh nghiệp thay đổi nơi đến. 
  • Phí DDC (Destination Delivery Charge): Đây là phụ phí giao hàng tại cảng đến. 
  • Phí D/O (Delivery Order fee): Đây là phí lệnh giao hàng.
  • Phí ISF ( Importer Security Filing): Đây là phụ phí kê khai an ninh, dành cho các loại hàng hóa được gửi đi Mỹ. 
  • Phí CFS (Container Freight Station fee): Đây là phí xếp dỡ, quản lý kho tại cảng và áp dụng cho hàng lẻ LCL.
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh.
  • Lift on/ lift off: Phí nâng hạ container. 
  • Seal: Phí niêm phong. 

>> Xem thêm: Cước tàu đi Mỹ

Giá cước vận chuyển đường biển

Ngoài Ocean Freight là giá cước vận chuyển đường biển thì còn có các loại phụ phí như THC, AMS, AFR, AFS hoặc CFS 

Ngoài ra, dựa vào hình thức hàng xuất lẻ LCL hay hàng nguyên container FCL, phụ phí vận chuyển đường biển có thể khác nhau: 

LCL EXPORT LOCAL CHARGE – PHỤ PHÍ HÀNG XUẤT LẺ (LCL)
No. Tên Phụ Phí Đơn vị Tiền tệ Giá Ghi chú
1 THC
(Phí xếp dỡ cảng đi)
CBM USD 6
2 EBS
(Phí xăng dầu)
CBM USD 3
3 BILL
(Phí chứng từ)
SET USD 25
4 CFS
(Phí bốc xếp cảng đi)
CBM USD 8
5 AFR
(Phí truyền dữ liệu hải quan đi Nhật)
SET USD 10 (For Japan only)
6 AMS
(Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ)
SET USD 10 (For American only)
7 AFS
(Phí truyền dữ liệu hải quan đi Trung Quốc)
SET USD 10 (For China only)

Quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu đối với các ngành hàng

Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất tại Việt Nam (theo Tổng cục Thống kê) với sự tăng trưởng ấn tượng qua từng năm. Chính vì thế, các doanh nghiệp trong nước luôn đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Để quá trình…

FCL EXPORT LOCAL CHARGE – PHỤ PHÍ HÀNG NGUYÊN CONTAINER XUẤT (FCL)

No. Tên Phụ Phí Đơn Vị Tiền Tệ Giá Ghi Chú
Cont 20′ Cont 40′
1 THC (Dry)
(Phí xếp dỡ cảng đi- hàng khô)
USD 120 180
2 THC(RF)
(Phí xếp dỡ cảng đi-hàng lạnh)
USD 150 220
3 SEAL
(Phí Niêm Phong)
UNIT USD 10 10
4 BILL
(Phí chứng từ)
SET USD 40

5
TELEX RELEASE
(Phí điện giao hàng)
SET USD 30 If have
6 AMS
(Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ)
SET USD 35 (For American only)
7 AFS
(Phí truyền dữ liệu hải quan đi Trung Quốc)
SET USD 35 (For China only)
8 AFR
(Phí truyền dữ liệu hải quan hàng Nhật)
SET USD 35 (For Japan only)

2.2 Cước vận tải biển nội địa

Trường hợp gửi hàng bằng đường biển nội địa thì ngoại trừ chi phí khai báo hải quan nước ngoài, doanh nghiệp tiến hành đóng phí giống như vận tải đường biển quốc tế. Đặc biệt là phụ phí nội địa thấp hơn so với quốc tế và có thể thay đổi tùy theo quy định của hãng tàu, trọng lượng container và quãng đường di chuyển. Theo đó, phụ phí gửi hàng đi biển nội địa bao gồm: 

  • D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng.
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh.
  • Lift on/ lift off: Phí nâng hạ container.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Nếu bảng giá cước vận chuyển đường biển có nhiều thay đổi thì điều này là do ảnh hưởng của một số yếu tố như: 

  • Trọng lượng hàng hóa (lớn hay nhỏ). 
  • Kích thước lô hàng (gọn gàng hay cồng kềnh). 
  • Đặc điểm của hàng hóa. Nếu thuộc loại siêu trường siêu trọng thì cước vận tải biển có thể cao hơn. 
  • Thời gian vận chuyển (vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng hóa thời vụ hay dịp Lễ/Tết). 
  • Điều kiện giao –  nhận hàng (Door To Door, CY-CY* hay CY – Door.)
  • Tính chất của lô hàng (hàng thông thường, hàng giá trị cao, hàng đông lạnh, hàng hóa chất, hàng có mùi, hàng dễ vỡ, hàng yêu cầu điều kiện bảo quản, hàng chất xếp hay vận chuyển đặc biệt).
  • Tần suất vận chuyển hàng hóa. Nếu gửi hàng đường biển thường xuyên thì doanh nghiệp có thể nhận được mức giá tốt hơn. 
  • Loại container vận chuyển (bao gồm container thường, 20 feet, 40 feet, container lạnh, open top, flat rack hoặc container đặc biệt). 
Giá cước vận chuyển đường biển

Giá cước vận tải biển không ổn định do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng, kích thước của lô hàng, thời gian vận chuyển

4. Cách tính giá cước vận chuyển đường biển

Tùy vào loại hình vận chuyển đường biển (FCL hoặc LCL), doanh nghiệp có thể áp dụng cách quy đổi cước vận tải biển như sau:

4.1 Đối với hàng FCL (hàng nguyên container)

Thông thường, giá cước vận chuyển hàng FCL được tính trên đơn vị Container, Bill hoặc Shipment, với công thức như sau:

  • Nếu cước phí tính trên Container: Giá cước x số lượng container. 
  • Nếu cước phí tính trên Bill hoặc Shipment: Giá cước x số lượng bill hoặc shipment.  

4.2 Đối với hàng LCL (hàng lẻ)

Cách tính cước vận chuyển đường biển đối với hàng LCL dựa trên 2 đơn vị:

  • Trọng lượng thực của hàng hóa: Trọng lượng được cân – đơn vị tính KGS.  
  • Thể tích thực của lô hàng: (Dài x Rộng x Cao) x số lượng  – đơn vị tính CBM.

Một câu hỏi đặt ra đó là khi nào áp dụng theo bảng giá KGS hoặc bảng giá CBM. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể căn cứ và tính trước giá cước vận tải biển theo nguyên tắc:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS.
  • 1 tấn >= 3 CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM.

Điều này giúp cho công ty dễ dàng dự tính ngân sách, tính toán tài chính phù hợp với lô hàng cần được xuất khẩu. 

5. Các lưu ý về bảng giá cước vận chuyển đường biển 

Dưới đây là các lưu ý quan trọng khi tìm hiểu giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: 

  • Trước khi quyết định ký hợp đồng với công ty vận tải, doanh nghiệp nên kiểm tra quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Đồng thời, xem xét giá cước vận chuyển đường biển liệu có phù hợp và đáp ứng tài chính hiện tại không. 
  • Mua bảo hiểm hàng hóa, trong trường hợp hàng có giá trị cao, hàng dễ vỡ hoặc dễ bị biến chất, để được đền bù tổn thất nếu chẳng may sự cố xảy ra. 
  • Tìm hiểu mặt hàng được và không được phép vận chuyển bằng đường biển, để đảm bảo quá trình xuất khẩu thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí. 
  • Lựa chọn hình thức vận tải biển phù hợp. Ví dụ, nếu khối lượng hàng hóa ít thì LCL Logistics (hàng xuất lẻ) là một gợi ý đáng cân nhắc để doanh nghiệp giảm cước tàu biển tối đa. 
  • Tìm hiểu, ưu tiên hợp tác với công ty vận chuyển uy tín để nhận được giá cước vận tải biển phải chăng. 
Giá cước vận chuyển đường biển

Lựa chọn công ty vận tải uy tín giúp doanh nghiệp nhận được giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển phải chăng, phù hợp với tình hình tài chính hiện tại 

Hiện nay, 3W Logistics là công ty vận chuyển đường biển uy tín, cung cấp giải pháp xuất khẩu với giá cước phù hợp và đáp ứng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Cụ thể, lợi thế khi gửi hàng bằng đường biển tại 3W Logistics, đó là: 

  • Cước vận tải biển: 3W Logistics mang đến giá cước cạnh tranh nhất cho doanh nghiệp, nhờ có quan hệ hợp tác tốt với nhiều hãng tàu lớn trên thị trường như Maersk Lines, Sea Land, One, YangMing, Evergreen, Costco, Hyundai, OOCL.
  • Thời gian vận chuyển: Linh hoạt, nhanh chóng và đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch của doanh nghiệp. Ngoài ra, 3W Logistics hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi trực tiếp và trực tuyến từng giai đoạn vận chuyển của lô hàng, sẵn sàng xử lý trục trặc phát sinh (nếu có).
  • Kinh nghiệm vận chuyển: 3W Logistics sở hữu kinh nghiệm dày dạn trong vận chuyển đường biển, với đa dạng mặt hàng như nông thủy sản (cà phê, chè, hạt điều, cá, tôm), hàng tiêu dùng (miến, bún gạo, mì, bánh kẹo), hàng may mặc (vải, quần áo), gỗ, cao su và nội thất.
  • Đa dạng tuyến vận chuyển: 3W Logistics cung cấp đa dạng tuyến vận chuyển ở nhiều thị trường khác nhau như Mỹ, Canada, Châu Á, Châu Âu, Ấn Độ – Trung Đông. Trong đó, với thị trường Mỹ và Canada, 3W Logistics là OTI-NVOCC có FMC và bond, có khả năng tự phát hành HBL, tự file AMS/ ISF (đối với hàng Mỹ), file E-Manifest (đối với hàng Canada) bằng Scac Code riêng, giúp đảm bảo tính thành công cho từng lô hàng xuất khẩu. 
  • Chất lượng dịch vụ: Đến với 3W Logistics, 100% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ, tư vấn và vận chuyển hàng hóa tại đây. Tất cả nhờ vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu thị trường, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng ở bất cứ thời điểm nào. 

Ngoài ra, 3W Logistics hỗ trợ tra cước tàu biển trực tuyến, nhanh chóng và tiện lợi tại https://3w-logistics.com/bao-gia, để doanh nghiệp có thể tính trước ngân sách phù hợp. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến giá cước vận chuyển đường biển, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với 3W Logistics thông qua:

Trụ sở chính:

– Tòa nhà Sohude, Lầu 2, số 29 Thăng Long, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Số điện thoại: +84 28 3535 0087.

Chi nhánh Hà Nội:

– Tòa nhà Ngọc Khánh, Lầu 5, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

– Số điện thoại: +84 243 202 0482.

Chi nhánh Hải Phòng:

– Tòa nhà Sơn Hải, số 452 Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.

– Số điện thoại: +84 022 5355 5939.

XEM THÊM CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI 3W

1. Vận chuyển hàng đi châu Âu
2. Vận chuyển hàng đi Canada
3. Dịch vụ vận chuyển container