Nhập khẩu gỗ có cần giấy phép không là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Gỗ là mặt hàng có giá trị cao, lên tới 300 USD/m3, nhưng thủ tục hải quan phức tạp, đòi hỏi phải đủ giấy phép cần thiết. Để nắm rõ quy định về xuất nhập khẩu gỗ, doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết dưới đây!
1. Tổng quan chung về ngành hàng nhập khẩu gỗ
Vài năm trở lại đây, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã tăng lên đáng kể, nhằm đáp ứng nhu cầu cho chế biến xuất khẩu, cũng như thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Bốn tháng đầu năm, số lượng nhập khẩu các loại gỗ lớn cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ 2021. Trong đó, gỗ thông, lim, sồi, gõ, bạch đàn, hương, dẻ gai hoặc vân sam được Việt Nam nhập về phổ biến, nhờ khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, chống mối mọt, độ bền cao, phù hợp để sản xuất đồ gỗ nội thất.
>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu nông sản
2. Nhập khẩu gỗ có cần giấy phép không?
Nhập khẩu gỗ là một quy trình phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ giấy phép, bao gồm:
2.1 Giấy phép CITES
CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) là giấy tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp phép để thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật và thực vật.
Thông thường, ngoài xin cấp chứng nhận CITES, doanh nghiệp phải tra cứu tên khoa học trong phụ lục Công ước CITES, nhằm xác định loại gỗ dự kiến nhập về có được phép vào Việt Nam không.
– Trường hợp mặt hàng gỗ không nằm trong Phụ Lục của Công ước CITES thì công ty có thể nhập khẩu, không cần xin giấy phép của Cơ quan CITES Việt Nam.
– Trường hợp mặt hàng gỗ Sồi thuộc Phụ lục I của Công ước CITES thì doanh nghiệp không được nhập khẩu.
– Trường hợp mặt hàng gỗ Sồi thuộc Phụ lục II, III của Công ước CITES thì trước khi nhập khẩu, phải có giấy phép do Cơ quan CITES Việt Nam cung cấp.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng chứng minh được tầm quan trọng khi lượng lớn hàng hóa xuất khẩu trên thế giới đều được vận chuyển theo phương thức này. Vì thế, nhằm đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu thuận lợi, doanh nghiệp cần lựa chọn…
2.2 Giấy phép FLEGT
Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cung cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Liên minh châu Âu (EU). Lợi ích khi chuẩn bị giấy phép FLEGT là giúp cho gỗ hoặc sản phẩm gỗ được chứng thực tính hợp pháp, cũng như đảm bảo chất lượng.
Theo quy định về xuất nhập khẩu gỗ hiện nay, giấy phép FLEGT phải được trình bày dưới dạng song ngữ, được ký và đóng dấu của Cơ quan CITES Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp không được tẩy xóa hay sửa đổi bất kỳ thông tin trên giấy. Thời gian có hiệu lực của giấy phép FLEGT tối đa là 06 tháng kể từ ngày cấp.
>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu thủy sản
2.3 Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là văn bản chính thức do tổ chức bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu, cấp cho tổ chức bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu. Điều này đảm bảo không có mầm bệnh lây lan trong quá trình vận chuyển. Đối với mặt hàng gỗ, doanh nghiệp được cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu khi:
– Gỗ được coi là không có dịch hại kiểm dịch.
– Phù hợp với quy định kiểm dịch thực vật hiện hành.
– Mặt hàng gỗ phải nằm trong danh mục được phép nhập khẩu.
– Toàn bộ lô hàng phải được kiểm tra theo quy định thích hợp.
Nhập khẩu gỗ có cần giấy phép không là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Gỗ là mặt hàng có giá trị cao, lên tới 300 USD/m3, nhưng thủ tục hải quan phức tạp, đòi hỏi phải đủ giấy phép cần thiết. Để nắm rõ quy định…
2.4 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate Origin)
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền. Mục đích là xác định mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp về thuế quan, cũng như đáp ứng quy định pháp luật giữa mỗi quốc gia.
Như vậy, với câu hỏi nhập khẩu gỗ có cần giấy phép không, đáp án chắc chắn là CÓ. Doanh nghiệp nên tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ các loại văn bản cần thiết, để quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, được thông quan thuận lợi.
3. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ
Tương tự thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ, quy trình nhập khẩu về Việt Nam phải đầy đủ 3 bước:
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật khi hàng hóa đã cập cảng
– Nếu lần đầu thực hiện trên hệ thống của một quốc gia, doanh nghiệp nên đăng ký tài khoản tại địa chỉ http://www.vnsw.gov.vn/
– Cập nhật lên hệ thống một bộ hồ sơ bao gồm: giấy đăng ký theo form trên hệ thống, đính kèm chứng thư kiểm dịch gốc (phytosanitary); giấy phép kiểm dịch (nếu có); vận đơn; hợp đồng thương mại; hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói.
– Cung cấp cho cơ quan kiểm dịch bộ hồ sơ tương tự, song chứng thư phytosanitary phải đảm bảo bản gốc của nước xuất khẩu.
– Doanh nghiệp chờ đợi cán bộ kiểm dịch đến kiểm tra hàng hóa tại cảng. Sau đó, chờ kết quả được phản hồi trên hệ thống. Cuối cùng là in kết quả kiểm dịch và nộp cho hải quan, có đính kèm bộ hồ sơ thông quan.
>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu gỗ
Bước 2: Làm thủ tục hải quan hàng hóa
Sau khi mặt hàng gỗ có kết quả kiểm dịch, doanh nghiệp có thể tự làm hoặc nhờ làm dịch vụ thủ tục hải quan như bình thường, bằng cách chuẩn bị bộ hồ sơ:
– Chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chuyên trách.
– Tờ quan hải quan in từ phần mềm hệ thống.
– Hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn và phiếu đóng hàng.
Thêm vào đó, trong quy định về xuất nhập khẩu gỗ (điều 7 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP), ngoài chuẩn bị các loại chứng từ trên đây, bên nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan bản chính của bảng kê gỗ nhập khẩu (theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I được ban hành trong Nghị định), cùng với một trong ba tài liệu dưới đây:
– Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES, doanh nghiệp phải nộp bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu, do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cung cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
– Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT, doanh nghiệp hãy chuẩn bị bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.
– Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm A hoặc điểm B khoản này, doanh nghiệp cần bổ sung bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I của Nghị định.
Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam rất đa dạng, trải dài từ Châu Á sang đến châu Âu và cả Châu Mỹ. Để vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường thuận lợi, doanh nghiệp nên hiểu rõ đặc điểm của đường hàng hải quốc tế, đồng…
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan cho gỗ nhập khẩu, doanh nghiệp hãy xếp hàng xuống cảng và thực hiện đổi lệnh để vận chuyển về kho. Đối với lô hàng chịu thuế, nhà nhập khẩu phải thanh toán đầy đủ trước khi nhận hàng.
4. Một số yêu cầu chung đối với gỗ nhập khẩu
Bên cạnh quan tâm nhập khẩu gỗ có cần giấy phép không, doanh nghiệp nên nắm rõ một số yêu cầu chung khi nhập khẩu gỗ tự nhiên về Việt Nam:
– Đảm bảo nhập khẩu gỗ hợp pháp, không vận chuyển gỗ cấm, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ.
– Mặt hàng gỗ phải được làm thủ tục nhập khẩu, dưới quá trình kiểm tra và giám sát của cơ quan Hải quan.
– Số lượng gỗ và loại gỗ trong container khi vận chuyển xuyên biên giới phải khớp với chứng từ. Trường hợp hàng thực tế không giống như giấy tờ, cán bộ hải quan có thể yêu cầu ngừng nhập khẩu, chuyển tờ khai sang luồng đỏ, để mở container kiểm tra hàng.
– Không được vận chuyển hàng hóa khác trong container gỗ. Trường hợp vi phạm có thể bị phạt, thậm chí truy cứu trách nhiệm đối với hàng cấm.
– Xác định mã HS của mặt hàng gỗ để nắm rõ mức thuế và thủ tục cần thiết khi nhập khẩu về Việt Nam.
>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hạt điều
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi nhập khẩu gỗ có cần giấy phép không và quy định về xuất nhập khẩu gỗ dành cho doanh nghiệp tham khảo. Theo dự đoán, nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có thể tiếp tục tăng trưởng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ đồ nội thất gỗ cho cả trong nước và ngoài nước hiện nay.
XEM THÊM DỊCH VỤ KHÁC TẠI 3W
2. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER |