337260060_3409647209283382_745234745883008834_n-removebg

Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc 

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi muốn xuất khẩu một cách thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần thiết theo quy định. Để quá trình thủ tục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị vận chuyển uy tín, bao gồm hỗ trợ hồ sơ để tiết kiệm thời gian và tránh rủi ro trên đường xuất khẩu. Vậy những thủ tục đó là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay

Như đã biết, Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nông nghiệp. Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam luôn biết cách phát huy lợi thế tự nhiên bằng cách xuất khẩu các nông sản như lúa, khoai, bắp, hoa quả,… sang nước ngoài. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp rõ rệt, đạt bình quân 3,76% (năm 2018).

Theo thống kê, tình hình xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc đang chiếm đến 27% tổng kim ngạch, trong đó các loại mặt hàng chủ yếu như cà phê, rau quả, sắn, gạo được tiêu dùng chủ yếu. Điều này nhờ vào việc nước ta đang áp dụng phương pháp chăm sóc hiện đại, giúp cho sản lượng nông sản đạt chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 

Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

2. Xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc bao gồm hình thức nào? 

Có 2 hình thức chính để vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc, cụ thể:

2.1 Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch

Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch là hình thức được nhiều thương lái lựa chọn vì thủ tục xuất khẩu đơn giản, dễ dàng, hầu như không mất phí chứng từ và có chi phí vận chuyển thấp. Tuy nhiên khi xuất khẩu, các thương lái vẫn phải chịu sự kiểm tra về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch động thực vật và đóng thuế đầy đủ (ít phí hơn và quá trình kiểm tra đơn giản hơn so với xuất khẩu chính ngạch). 

Ngoài ra, xuất khẩu tiểu ngạch có những hạn chế như tính ổn định thấp vì phải phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của các quốc gia. Bên cạnh đó, khi hàng hóa đến cửa khẩu, nếu không thông qua bước kiểm định sẽ không được mang về, cùng với việc chi phí kho bãi khi hàng ứ đọng khá cao dẫn đến việc bị bên mua ép giá hoặc bị mất trắng vì hải quan thu toàn bộ hàng. 

2.2 Xuất khẩu nông sản chính ngạch 

Xuất khẩu nông sản chính ngạch là hình thức được chọn khi cần vận chuyển số lượng hàng hóa lớn qua biên giới. Các hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch phải vượt qua những kỳ kiểm định kỹ lưỡng về an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ, chất lượng và các quy định của cơ quan chức năng. Đồng thời, hàng hóa xuất khẩu chính ngạch muốn thông quan phải xử lý mọi thủ tục và đóng thuế đầy đủ với chi phí cao, dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm bị đội cao hơn so với giá gốc.

Dù các thủ tục khá rắc rối nhưng hình thức xuất khẩu nông sản chính ngạch sẽ luôn được pháp luật bảo vệ nếu xảy ra rủi ro vì mỗi giao dịch đều có hợp đồng bên mua và bán đầy đủ theo luật quốc tế. Bên cạnh đó, nông sản được xuất khẩu chính ngạch sẽ được đảm bảo tình trạng hàng hóa tốt, đảm bảo còn nguyên đai, nguyên kiện, không móp méo hay thất lạc. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức này khi xuất khẩu nông sản sẽ đảm bảo không hao hụt và giữ được độ tươi ngon (với các mặt hàng hoa quả, rau củ).

3. Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Dưới đây là chi tiết về điều kiện, thuế, phạm vi đăng ký thủ tục xuất khẩu hàng nông sản đi Trung Quốc mà doanh nghiệp nên nắm rõ:

3.1 Điều kiện tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản

Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm/tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa cấm/tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân (tổ chức, cá nhân) được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”;

Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT thì cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường.

Tóm lại, trước khi xuất khẩu, bạn cần đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT, sau đó truy cập vào Tổng cục thuế Việt Nam để tra cứu trạng thái hoạt động của Mã số thuế.

>> Xem thêm: [Giải đáp] Thủ tục xuất khẩu nông sản cần chuẩn bị gì?

3.2 Thuế xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc

Nhà xuất khẩu cần nắm được mã số HS chi tiết được quy định theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành mới có thể biết được mức thuế cụ thể cần phải nộp. Hiện nay, với hàng hóa, Việt Nam áp dụng mã HS 8 số, còn một số nước khác trên thế giới dùng mã HS 10 hoặc 12 số. 

Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính:

– Các mặt hàng thuộc nhóm 08.01 có thuế xuất khẩu là 0%.

– Các mặt hàng thuộc các nhóm 09.04, 09.06, 09.10, 07.03, 07.12, 20.08 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”.

Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Phí xuất khẩu sẽ khác nhau tùy vào từng loại sản phẩm theo quy định

3.3 Phạm vi đăng ký xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

3.3.1 Loại thực phẩm

Theo điều 7 – Lệnh 248 của Tổng cục hải quan Trung Quốc (GACC) những loại thực phẩm nguồn gốc thực vật phải đăng ký qua Cục Bảo Vệ Thực Vật bao gồm: Ngũ cốc dùng làm thực phẩm; các sản phẩm bột ngũ cốc; các loại rau tươi, rau tách nước và đậu khô; gia vị có nguồn gốc từ tự nhiên; quả hạch và các loại hạt; trái cây khô; hạt cà phê và cacao chưa rang. 

3.3.2 Loại doanh nghiệp

Ngoài việc đăng ký loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thì doanh nghiệp sản xuất phải đăng ký theo lệnh 248PP gồm doanh nghiệp kho lạnh DS, doanh nghiệp chế biến CS và doanh nghiệp kho thường. Nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang Trung Quốc mà không đăng ký lệnh 248 thì phải cung cấp thông tin qua Website http://ire.customs.gov.cn/. Sau khi hoàn tất đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được số series để kiểm tra quy trình nộp hồ sơ đăng ký. Đồng thời, tổng cục hải quan Trung Quốc sẽ công bố danh sách đã đăng ký trên Website, các thông tin công bố sẽ bao gồm tên doanh nghiệp đầy đủ, quốc gia, khu vực, lĩnh vực kinh doanh để bạn tiện theo dõi.

4. Quy trình vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc

Bước 1: Kiểm tra nông sản liệu có được phép nhập khẩu vào Trung Quốc không?

Không phải loại nông sản nào cũng được phép nhập vào Trung Quốc. Vì vậy trước khi xuất khẩu, các doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ càng qua 2 cách sau đây:

– Cách 1: Kiểm tra bằng cách liên hệ trực tiếp với Bộ Công Thương Việt Nam và hỏi xem mặt hàng nông sản bạn cần xuất khẩu đi Trung Quốc có hợp lệ không.

– Cách 2: Trao đổi với đơn vị nhập khẩu để xem bên nước bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu loại quả đó từ Việt Nam vào không. 

Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán và thực hiện kiểm định

Trước khi xuất khẩu, hai bên (người mua và người bán) cần ký kết hợp đồng với đầy đủ các điều khoản về số lượng, chất lượng sản phẩm, phương thức vận chuyển và thanh toán,… Theo đó, nông sản cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:

– Kiểm dịch thực phẩm.

– Có khả năng phản được chiếu xạ.

– Phải được thu hoạch từ các vùng đạt tiêu chuẩn.

– Được đóng gói một cách cẩn thận, đúng tiêu chuẩn.

– Kiểm tra chất lượng, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Với các sản phẩm trái cây tươi, bạn cần lưu ý nhiều hơn về đủ thời gian thu hoạch, thời gian đóng hàng và thời gian vận chuyển để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Để xuất khẩu nông sản sang trung quốc, bên xuất khẩu cần chuẩn bị các hồ sơ thủ tục sau:

– Hóa đơn hàng hóa.

– Bảng kê các loại hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc. 

– Giấy xác nhận kiểm dịch nông sản đạt tiêu chuẩn.

– Giấy xác nhận xuất khẩu.

Bước 4: Đóng gói hàng hóa và chuẩn bị phương thức vận chuyển

Đóng gói hàng hóa xuất khẩu cần phải đảm bảo những quy định chung như sau:

– Chất liệu và kích thước đóng gói phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

– Thùng chứa hàng phải được khử trùng trước khi đóng gói và tối ưu hóa so với diện tích xe.

– Đóng gói cẩn thận, chèn xốp bong bóng và giấy để cố định chắc chắn, tăng khả năng chịu lực và đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

– Với các hàng hóa dễ vỡ hoặc chất lỏng, cần được dán cảnh báo bên ngoài thùng.

– Ghi đầy đủ địa chỉ, cách thức liên lạc, tên người nhận và người gửi để phòng trường hợp thất lạc hàng hóa.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu

Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Các phương thức vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc rất đa dạng giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tối ưu nhất

Khi đã đóng gói hàng hóa đảm bảo theo quy định, nhà xuất khẩu nên tìm kiếm các phương tiện di chuyển tối ưu nhất. Hiện tại, có 4 con đường xuất khẩu phổ biến là đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Tùy vào nhu cầu xuất khẩu mà doanh nghiệp có thể chọn con đường xuất khẩu phù hợp.

Bước 5: Tiến hành khai báo hải quan

Khi khai báo hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Hóa đơn, bảng kê danh mục hàng hóa.

– Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

– Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có).

Tờ khai hải quan.

– Nhãn hiệu vận chuyển (Shipping Mark).

– Hợp đồng thương mại (nếu có).

– Các chứng từ liên quan khác theo từng loại nông sản.

Bước 6: Đưa hàng vào kho, dán nhãn và làm thủ tục cân hàng

Các hàng hóa phải được dán nhãn rõ ràng cũng như ghi rõ thông tin địa chỉ người nhận. Nếu vận chuyển bằng máy bay, bạn phải trải qua bước cân hàng. Theo quy định của cục hàng không, trọng lượng hàng hóa được phép vận chuyển phải ở mức độ vừa và nhỏ đã được đóng gói đầy đủ theo quy định. 

Bước 7: Vận chuyển và gửi bản mềm các giấy tờ theo phân loại hàng hóa

Bản mềm mà bạn phải chuẩn bị gồm các chứng từ như AWB (vận đơn hàng không nếu có), Invoice (hóa đơn), Packing list (bảng kê hàng hóa), giấy chứng nhận kiểm dịch, C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), tờ khai hải quan, shipping mark (nhãn hiệu vận chuyển), hợp đồng, hình ảnh lô hàng.

Bước 8: Theo dõi lô hàng 

Khi gửi hàng, cả hai bên mua và bán nên theo dõi lịch trình vận chuyển cụ thể qua trang web của đơn vị vận chuyển để có thể nắm được mọi thông tin thay đổi.

Bước 9: Tiến hành thủ tục thanh toán với nhà nhập khẩu

Trước khi nhận hàng và thanh toán, người nhận nên kiểm tra đơn hàng kỹ càng. Nếu có những vấn đề phát sinh như hư hỏng, thiếu hàng, hàng kém chất lượng thì phải khiếu nại với bên xuất khẩu ngay lập tức. Một điều cần lưu ý nữa là nên cẩn thận khi soạn hợp đồng và rà soát kỹ các điều khoản đã có để đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên.

Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

 Kiểm tra hàng hóa kỹ càng trước khi xuất và nhập để tránh các vấn đề mâu thuẫn không đáng có

5. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc

Để quá trình xuất khẩu được thuận lợi, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

– Kiểm tra kỹ càng thông tin của nhà nhập khẩu, đặc biệt là các đối tác mà bạn chỉ tìm kiếm và làm việc qua Internet. Hiện nay các vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xuyên biên giới không còn hiếm. Vì thế, khi làm ăn, bạn nên xác định rõ mức độ uy tín của  đối tác để an tâm hơn trước khi thỏa thuận mua – bán.

– Nếu bạn và phía đối tác Trung Quốc chỉ mới gặp mặt nhau qua diễn đàn hay các kênh hội thảo,… thì bạn cần xem xét giấy phép kinh doanh do Cục quản lý hành chính công thường tại tỉnh, thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở. Lưu ý rằng chỉ nên dựa vào những giấy phép kinh doanh có bản sao công chứng và không được tin những bản sao có chữ “Chỉ có giá trị tham khảo”.

– Đảm bảo giao dịch được thực hiện dựa trên hợp đồng và thông lệ của thương mại quốc tế. Điều này rất cần thiết bởi khi phát sinh mâu thuẫn hay tranh chấp, mọi việc sẽ được giải quyết và thống nhất chặt chẽ, có tính ràng buộc cao.

– Nhà xuất khẩu nên tìm hiểu kỹ lưỡng quy định xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc về các sản phẩm mà doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác xuất khẩu, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thực vật vì sản phẩm này bị kiểm dịch rất gắt gao.

– Lựa chọn các đơn vị vận chuyển uy tín, giàu kinh nghiệm để quá trình xuất khẩu diễn ra thuận lợi hơn, giảm thiểu những phát sinh không mong muốn. Hơn nữa, việc chọn các đơn vị vận chuyển uy tín cũng giúp bạn tránh bị thất thoát hàng hóa và đỡ lo về vấn đề thủ tục, nhất là với những thương lái chưa có nhiều kinh nghiệm trong xuất/nhập khẩu.

Theo đó, 3W Logistics là một đơn vị vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc uy tín, được vận hành bởi đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Logistics, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển. Không những thế, trong quá trình xuất khẩu, 3W Logistics sẽ thường xuyên cập nhật lộ trình đơn hàng để doanh nghiệp an tâm theo dõi cũng như xử lý rủi ro kịp thời nếu phát sinh. Vì có mối quan hệ rộng rãi với các hãng tàu, hãng xe lớn trên thị trường nên giá cước tại 3W vô cùng ổn định. Đồng thời, mạng lưới đại lý (agent) có mặt hầu hết ở các quốc gia, sẵn sàng hỗ trợ xử lý yêu cầu khách hàng.

Tại 3W, tùy vào loại hàng hóa sẽ có các giải pháp vận chuyển phù hợp, bao gồm vận chuyển đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ xuyên biên giới. Các mặt hàng có thể xuất khẩu rất đa dạng gồm nông thủy sản (cà phê, chè, cá, tôm,…), thực phẩm tiêu dùng (bún, mì, bánh, kẹo) và các ngành hàng khác. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ uy tín, mọi món hàng đều được bảo quản cẩn thận, đảm bảo nguyên vẹn, không hư hỏng khi đến tay người nhận là điểm cộng mà 3W Logistics mang lại cho người dùng. Ngoài vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc, 3W Logistics còn cung cấp những dịch vụ khác, hỗ trợ doanh nghiệp cho quá trình xuất khẩu thêm dễ dàng như bảo hiểm hàng hóa, chứng nhận kiểm dịch, tư vấn thủ tục hải quan trọn gói, hun trùng và đóng kiện gỗ trước khi vận chuyển.

Trên đây là những thông tin xoay quanh về các thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và quy trình vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thêm những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho quá trình xuất khẩu sắp tới. Nếu còn băn khoăn về các vấn đề thủ tục và quá trình vận chuyển, bạn có thể liên hệ TẠI ĐÂY để được hướng dẫn thêm. 

>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu nông sản