Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid, sức mua của thế giới đang phục hồi, dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng gia tăng. Dù vậy, nhiều chuyên gia lưu ý, đây là thị trường “khó tính” với quy định khắt khe về thủ tục hải quan và bảo vệ sức khỏe người dùng. Do đó, để đảm bảo điều kiện được EU đặt ra, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị xuất khẩu uy tín, điển hình như 3W Logistics.
Từ quá trình đóng gói, bảo quản cho đến thực hiện thủ tục hải quan và vận chuyển, 3W Logistics đáp ứng tốt tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu, thúc đẩy lô hàng được thông quan nhanh chóng, thuận lợi.
1. Mặt hàng nông thủy sản
Theo thống kê, mặt hàng nông sản của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực ở mức 20% – 30% mỗi năm tại Châu Âu và không bị giới hạn về chủng loại, sản lượng. Ngoài ra, khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, các loại nông sản chủ chốt của nước ta, bao gồm hạt tiêu, hạt điều, cà phê, chè, gạo,, cao su và rau củ quả cũng được hưởng mức thuế suất ưu đãi rất lớn. Cụ thể:
Cà phê: EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 34,8% tổng kim ngạch. Trong đó, Đức (đạt 377 triệu USD), Italy (đạt 205 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 119 triệu USD) và Bỉ (đạt 97 triệu USD). Ngoài ra, chủng loại được người tiêu dùng EU ưa chuộng phải kể đến mã HS 21011110 (cà phê tan) với kim ngạch đạt hơn 60 triệu USD.
Hạt điều: Theo thống kê, Châu Âu là thị trường nhập khẩu hạt điều đứng thứ 2 (sau Hoa Kỳ), với tổng trị giá 734 triệu USD, tương đương 122 nghìn tấn và tăng hơn 15,2% về lượng và trị giá.
Nhu cầu xuất khẩu hạt điều ngày càng tăng cao nhờ vào tình hình tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng vì thế mà đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều. Để quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ, các doanh…
Cao su: Năm 2021, xuất khẩu cao su sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn, tương đương 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong tất cả quốc gia thành viên của Châu Âu, cao su Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu bởi Đức (đạt 62 triệu USD), Italy (đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD).
Rau quả: Khi Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực, 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và chế phẩm từ rau quả (vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa hấu) đã được xóa bỏ ngay lập tức. Nhờ đó, trong vòng 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Hạt tiêu: Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đã giúp kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang Châu Âu đạt hơn 40 nghìn tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 7,4% về lượng, đồng thời tăng mạnh 63,9% về trị giá.
Gạo: Mặc dù không phải thực phẩm chính yếu, song khối EU vẫn có nhu cầu nhất định đối với các loại gạo dinh dưỡng ,tốt cho sức khỏe. Cùng với Hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Châu Âu đã không còn chịu áp thuế. Nhờ đó, tính trong năm 221, nước ta đạt được đạt khoảng 54 nghìn tấn gạo xuất khẩu, tương đương 38 triệu USD, tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Chè: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu có sản phẩm chè được xuất khẩu nhiều nhất vào EU. Trong đó, Ba Lan (đạt 1 triệu USD), Đức (đạt 601 nghìn USD) và Bỉ (đạt 410 nghìn USD).
2. Mặt hàng dệt may
Dệt may là một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ chính sách giảm thuế 0% của Hiệp định EVFTA. Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu đến Châu Âu cấp C/O mẫu EUR.1 đạt 216 triệu USD vào tháng 08/2020 và tiếp tục ghi nhận con số cao hơn 199 triệu USD trong quý 1/2021.
3. Mặt hàng sắt thép các loại
Hiệp định EVFTA đã mở ra một “con đường cao tốc” cho sắt thép Việt Nam tiến sâu vào 27 thị trường thành viên EU, với mức độ tăng trưởng không thể ngờ tới. Theo đó, Châu Âu đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 2 về nhập khẩu thép Việt, có tốc độ gia tăng “khủng” cả về lượng lẫn trị giá.
Cụ thể, phần lượng tăng 532% với 1,63 triệu tấn, phần trị giá đạt hơn 1,9 tỷ USD, tăng thêm 845% trong quý 01/2022.
4. Mặt hàng giày dép
Giày dép là mặt hàng không thể không nhắc đến, khi giải đáp cho câu hỏi Việt Nam xuất khẩu gì sang EU. Vẫn là từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu giày dép của Việt Nam qua Châu Âu đã hồi phục đáng kể, bất chấp tình trạng đại dịch ở đây diễn biến phức tạp.
Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/12/2020 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam được cấp C/O mẫu EUR.1 là 1,37 tỷ USD. Trong quý I/2021, con số này tăng thêm 1,17 tỷ USD, chiếm 98,98% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.
Về thị trường thành viên, giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang khối EU đều tăng cao, thậm chí một số quốc gia tăng lên ở mức hai con số, như: Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3% và Tây Ban Nha tăng 39,2%.
5. Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đóng vai trò chủ lực đối với nền kinh tế quốc gia. Tính đến quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện đang tăng trưởng tích cực, bất chấp vấn đề thiếu nguồn cung cấp tại Châu Âu. Cụ thể, tổng trị giá đạt được 4,8 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Tại quốc gia thành viên như Hà Lan, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng với linh kiện các loại đã gia tăng đáng kể (1,2 tỷ USD, tăng 187 lần so với cùng kỳ năm 2020, chỉ 6,6 triệu USD). Trong khi đó, ở Slovakia đạt 764,5 triệu USD, tăng 47,2% và cộng hòa Séc đạt 131 triệu USD, tăng 109,3%.
6. Mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
Máy móc thiết bị là giải đáp cuối cùng cho thắc mắc Việt Nam xuất khẩu gì sang EU. Theo Tổng cục Hải Quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5, Việt Nam đạt được 116,8 tỷ USD cho xuất khẩu dụng cụ, phụ tùng hoặc thiết bị máy móc sang Châu Âu, tăng 30,9% (tương đương kim ngạch tăng thêm 27,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tại quốc gia thành viên của khối EU như Đức đã tăng lên mạnh mẽ, đạt 452,4 triệu USD, tăng tới gần 128% (tương ứng con số tăng thêm gần 254 triệu USD), so với cùng kỳ tháng 4/2021.
Như vậy, dựa vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, có thể kết luận Châu Âu là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của nước ta, nhưng đồng thời, đây cũng là thị trường khó tính, với thủ tục phức tạp về hải quan, nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau tác động của đại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp cho rằng khâu logistics cũng phải ưu tiên cải thiện.
Bởi quy trình logistics không đạt chuẩn, giá cước “đội lên” quá cao, thời gian vận chuyển chậm, khiến lợi thế về xuất khẩu chưa được tận dụng tối đa. Đây cũng là lý do tại sao, đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam nên tính đến phương án lựa chọn công ty vận chuyển uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, để tăng cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hơn nữa vào thị trường châu Âu.
Hiện nay, 3W Logistics tự hào là công ty được doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng, hợp tác để vận chuyển hàng đi Châu Âu. Tất cả nhờ vào chúng tôi có kinh nghiệm dày dạn, cũng như lợi thế nổi bật trong lĩnh vực logistics, cụ thể:
– 3W Logistics tiếp nhận vận chuyển các loại mặt hàng chủ lực của Việt Nam như nông thủy sản, hàng may mặc, hàng tiêu dùng hoặc hàng gỗ – nội thất.
– Khi xuất khẩu hàng hóa qua Châu Âu, đòi hỏi phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin) để được giảm thuế. Lúc này, lựa chọn 3W Logistics, đội ngũ tư vấn viên của công ty với chuyên môn vững vàng trong tư vấn thủ tục hải quan, có thể hỗ trợ kiểm tra tính hợp lệ hoặc làm mới C/O cho doanh nghiệp.
– 3W Logistics triển khai giải pháp xuất khẩu nông sản sang châu Âu bằng hình thức đa dạng, bao gồm vận chuyển đường biển FCL/LCL, dịch vụ hải quan, dịch vụ Door to Door (thực hiện Giao nhận – Vận chuyển Quốc tế – Thủ tục hải quan trọn gói).
– Là đối tác của hãng tàu biển và hàng không danh tiếng trên thị trường nên 3W Logistics có được mức giá vận tải tốt dành cho doanh nghiệp.
– Công ty có đại lý hỗ trợ ở Châu Âu, hỗ trợ giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Để hiểu thêm về quy trình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang châu Âu, đồng thời được báo giá chi tiết về mỗi loại hình vận chuyển, doanh nghiệp liên hệ với công ty 3W Logistics thông qua:
Trụ sở chính:
● Tòa nhà Sohude, Lầu 2, số 29 Thăng Long, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. ● Số điện thoại: +84 28 3535 0087. Chi nhánh Hà Nội: ● Tòa nhà Ngọc Khánh, Lầu 5, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. ● Số điện thoại: +84 243 202 0482. Chi nhánh Hải Phòng: ● Tòa nhà Sơn Hải, số 452 Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. ● Số điện thoại: +84 022 5355 5939. |
>> Xem thêm:
1. CÔNG TY VẬN CHUYỂN HÀNG ĐI MỸ 2. GỬI HÀNG ĐI CANADA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3. QUY ĐỊNH CỦA MỸ VỀ HÀNG NHẬP KHẨU 4. CƯỚC TÀU ĐI MỸ |