Ngày nay, hoạt động vận chuyển hàng đi Châu Âu được doanh nghiệp quan tâm và khai thác nhiều hơn. Lý do là Châu Âu đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù vậy, đây cũng là thị trường khó tính với rất nhiều thủ tục phức tạp. Để quá trình vận chuyển được thuận lợi, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị hỗ trợ uy tín, cũng như nắm rõ thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về dịch vụ vận chuyển hàng đi Châu Âu
Sau khi hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được xác nhận thành công, hoạt động vận chuyển hàng đi Châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ, giúp kinh tế nước ta có chuyển biến tích cực và đạt nhiều kỷ lục nổi bật.
Cụ thể là theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến EU ước tính đạt hơn 336 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2020), đánh dấu 6 năm liên tiếp nước ta đạt xuất siêu thương mại, với thặng dư khoảng 4 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, phải kể đến gạo, hạt điều, cà phê, chè, cao su hoặc hàng may mặc.
Thông qua hiệp định EVFTA, danh mục hàng hóa xuất khẩu đến Châu Âu cũng được mở rộng, khi số lượng giày da, linh kiện điện tử được vận chuyển nhiều hơn. Đây chính là tín hiệu khả quan cho thấy kinh tế của Việt Nam đã “khởi sắc” sau khoảng thời gian khó khăn vì đại dịch Covid – 19.
>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng bằng container
2. Những mặt hàng được và không được phép gửi đi châu Âu
Châu Âu là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam, nhưng đồng thời thủ tục xuất khẩu vô cùng khắt khe. Để quá trình vận chuyển hàng đi Châu Âu được thuận lợi và ít rủi ro, doanh nghiệp nên lưu ý mặt hàng được – không được phép gửi đi dưới đây:
2.1 Hàng hóa được phép vận chuyển đến Châu Âu
- Bưu phẩm, bao gồm thư từ, hồ sơ, tài liệu, giấy chứng nhận, hợp đồng hoặc văn bản quan trọng, không chứa thông tin độc.
- Hàng hóa cá nhân, bao gồm quần áo, giày dép và phụ kiện có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng; chăn, gối, nệm, mùng hoặc giường ngủ.
- Dụng cụ trang điểm, các loại mỹ phẩm dạng lỏng như tinh dầu, kem dưỡng hoặc nước hoa.
- Thực phẩm khô như cá khô, tôm khô, chà bông, các loại bánh kẹo và rau củ hoặc thực phẩm lỏng như ngũ cốc, nước ép.
- Mặt hàng gỗ – nội thất như bàn, ghế, tủ; tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, quà lưu niệm hoặc các loại máy móc, thiết bị điện tử.
- Các loại thuốc dạng vỉ, dạng viên, dạng hủ, thuốc bôi ngoài da và dược phẩm có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng.
2.2 Hàng hóa không được phép vận chuyển đến Châu Âu
- Đồ uống có cồn như bia rượu, chất kích thích như ma túy, cần sa hoặc thuốc phiện.
- Vũ khí, đạn dược, động vật sống/hoang dã, vật liệu gây ra cháy nổ nguy hiểm.
- Kim loại quý hiếm, vàng bạc đá quý.
- Hàng hóa dễ bị hỏng, hạt giống hoặc các loại tem dán đặc biệt.
- Xe máy, ô tô hoặc hàng hóa có từ trường, chứa pin bên trong.
- Văn hóa phẩm đồi trụy, ấn phẩm và tài liệu có nội dung không lành mạnh, kích động chống phá Nhà nước.
- Hàng lậu, hàng không có nguồn gốc xuất xứ hoặc nhái thương hiệu nổi tiếng
3. Phương thức vận chuyển hàng đi châu Âu
Vận chuyển gửi hàng đi Châu Âu được tiến hành qua 2 hình thức sau:
3.1 Vận chuyển hàng đi Châu Âu bằng đường hàng không:
Đây là hình thức gửi hàng bằng máy bay, phù hợp với mặt hàng có giá trị cao như dược phẩm, vàng, kim cương hoặc sản phẩm đến từ thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Ưu điểm nổi bật của vận chuyển đường hàng không:
- Tốc độ và thời gian gửi hàng nhanh chóng.
- Đảm bảo an toàn so với đường biển, đường sắt hoặc đường bộ.
- Không giới hạn địa hình, dễ dàng vận chuyển đến các nước thuộc Châu Âu.
- Giảm tổn thất, hư hỏng hoặc mất cắp hàng hóa tối đa.
- Phí bảo hiểm vận chuyển và chi phí lưu kho thấp.
>> Xem thêm: Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
3.2 Vận chuyển hàng đi Châu Âu bằng đường biển
Đây là hình thức gửi hàng đi Châu Âu thông qua đường thủy/đường hàng hải, bằng cách sử dụng phương tiện chuyên chở có khối lượng lớn, kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển (cảng trung chuyển). Ưu điểm nổi bật của vận chuyển đường biển:
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vì cước tàu đi Châu Âu thấp hơn so với đường hàng không.
- Là tuyến đường giao thông tự nhiên và thông thoáng, ít phương tiện di chuyển nên gửi hàng đi Châu Âu bằng đường biển đảm bảo tính an toàn, ít xảy ra sự cố va chạm.
- Mức thuế thông quan ở cảng thấp hơn so với hải quan sân bay.
- Có thể chuyên chở tất cả hàng hóa, bao gồm hàng siêu trường – siêu trọng, hàng công nghiệp kích thước quá cỡ hoặc hàng có tính chất lý hóa, dễ bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như nông thủy sản.
- Giảm rủi ro hư hại hoặc thất lạc hàng hóa vì hình thức vận tải biển sử dụng container có độ bảo mật, bảo quản tốt.
>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế
4. Thời gian gửi hàng đi Châu Âu mất bao lâu?
Thông thường, dựa vào cảng xuất phát và vị trí địa lý của quốc gia thuộc EU, thời gian vận chuyển hàng trung bình sang Châu Âu được xác định như sau:
- Cảng Le Havre (Pháp): 22 ngày.
- Cảng Rotterdam (Hà Lan): 24 ngày.
- Cảng Felixstowe (Anh) : 30 ngày.
- Cảng Hamburg (Đức): 31 ngày.
- Cảng Antwerp, Belgium (Bỉ): 34 ngày.
5. Giá cước gửi hàng đi Châu Âu
Vận chuyển hàng đi Châu Âu có giá cước không cố định vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
5.1 Yếu tố ảnh hưởng đến giá cước
- Số lượng hàng hóa: Thông thường, công ty vận chuyển có chính sách giảm giá, ưu đãi dành cho doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng đi số lượng lớn hoặc gửi hàng với mục đích kinh doanh.
- Mặt hàng gửi đi: Dựa vào tính chất của hàng hóa, ví dụ như hàng thường, hàng cồng kềnh, hàng đặc biệt, hàng dễ vỡ, hàng khô hoặc hàng nhẹ, giá cước vận chuyển có thể khác nhau.
- Quốc gia vận chuyển: Mặc dù gửi hàng đến khu vực chung là Châu Âu nhưng chi phí vận chuyển cao hay thấp thì phụ thuộc vào quốc gia gửi đến.
5.2 Cách xác định giá gửi hàng đi Châu Âu
Doanh nghiệp xác định kích thước và thể tích của thùng hàng, áp dụng công thức chiều dài x chiều rộng x chiều cao, chia 5000 và quy đổi đơn vị thành kg. Dùng kết quả đối chiếu với bảng giá gửi hàng đi Châu Âu và từ đó, tính cước phí cho mỗi đơn hàng cụ thể.
Bên cạnh đó, chi phí gửi hàng còn có phụ thuộc vào trọng lượng hàng hóa. Cụ thể là dựa vào hình thức vận chuyển, khách hàng tính giá cước xuất khẩu theo công thức sau đây:
– Vận chuyển hàng không
Trọng lượng thể tích = Tổng thể tích hàng hóa x hằng số trọng lượng thể tích (167 kgs/cbm).
– Vận chuyển đường biển
Trọng lượng thể tích = Tổng thể tích hàng hóa x hằng số trọng lượng thể tích (1000 kgs/cbm).
>> Xem thêm: Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
5.3 Bảng giá vận chuyển hàng đi Châu Âu
Bảng giá gửi hàng đi Châu Âu ở mỗi loại hàng hóa và hình thức vận tải có thể khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị có uy tín, giàu kinh nghiệm để được tư vấn giải pháp vận chuyển phù hợp, đảm bảo quá trình xuất khẩu thuận lợi, cũng như xác định mức phí tối ưu, rõ ràng.
Nhận báo giá cước vận chuyển hàng đi Châu Âu chi tiết TẠI ĐÂY.
6. Quy trình và thủ tục vận chuyển hàng đi Châu Âu
Để gửi hàng đi Châu Âu được suôn sẻ và thuận lợi thông quan, doanh nghiệp nên lưu ý về thủ tục, quy trình vận chuyển.
6.1 Thủ tục vận chuyển hàng đi Châu Âu
Dưới đây là một số thủ tục khi gửi hàng đến quốc gia thuộc Liên hiệp Châu Âu (EU):
– Kê khai ENS
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu bằng đường biển, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện kê khai ENS (Entry Summary Declaration), với mục đích đảm bảo tiêu chuẩn an ninh, an toàn cho hàng hóa. Cụ thể là kê khai ENS phải được thực hiện thông qua hệ thống điện tử, kết nối giữa hải quan EU với hãng tàu, công ty giao nhận vận tải (đại lý vận tải).
Cùng với đó, kê khai ENS áp dụng cho tất cả 27 nước thành viên EU và tất cả hàng hóa sau đây:
- Nhập khẩu vào EU,
- Dỡ hàng ở EU và chuyển tải đến quốc gia nằm ngoài khối EU bằng hình thức khác.
- Không dỡ hàng ở cảng tàu của EU, nhưng lô hàng đó nằm trên tàu đang neo đậu trong cảng của EU.
– Thời gian, chi phí và đơn vị thực hiện kê khai hàng hóa
Thời gian để thực hiện thủ tục kê khai ENS là 24 giờ trước khi tàu khởi hành từ cảng xếp hàng và vận chuyển đến Châu Âu. Trong đó, mỗi vận đơn có lệ phí dự kiến 30 đô la Mỹ và đại lý vận tải là đơn vị tiến hành kê khai ENS trực tiếp, thông qua mạng điện tử, sau đó truyền dữ liệu cho hải quan EU.
– Kê khai tên hàng cụ thể
Nếu như trước đây, trên vận đơn (bill of lading – B/L), nhà xuất khẩu kê khai tên hàng hóa chung chung như hàng may mặc (garment), hàng nông sản (agriculture products), hàng đồ gỗ (furniture) thì ngày nay, theo quy định mới nhất, yêu cầu phải ghi nhận tên hàng hóa cụ thể như áo sơ mi nam (men’s shirt), hàng gạo 5% tấm (5% broken rice), hàng đồ gỗ ngoài trời (outdoor wooden furniture), đi kèm mã số HS (mã số hàng hóa theo quy chuẩn hải quan) với 6 chữ số (6 digits).
– Kê khai bên gửi và bên nhận hàng
Khi chuẩn bị bộ vận đơn chi tiết, nhà xuất khẩu phải kê khai rõ ràng bên gửi hàng (shipper) và bên gửi hàng (consignee), bao gồm địa chỉ, mã vùng (zip code) hoặc mã số thuế (tax reference).
>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục hải quan
6.2 Quy trình vận chuyển hàng đi Châu Âu
Các bước gửi hàng hóa đến Châu Âu bao gồm:
- Bước 1: Thương lượng, ký kết hợp đồng.
- Bước 2: Đặt chỗ để hàng hóa ở hãng vận chuyển.
- Bước 3: Vận chuyển hàng ra cảng.
- Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
- Bước 5: Phát hành BL – Gửi chứng từ – Nhận chứng từ.
- Bước 7: Phát thông báo hàng đến.
- Bước 8: Gửi lệnh giao hàng.
- Bước 9: Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu.
Bước 10: Nhà nhập khẩu ở Châu Âu nhận hàng hóa.
7. Kinh nghiệm gửi hàng đi Châu Âu
Để hàng hóa vận chuyển đến Châu Âu hiệu quả và nhanh chóng, doanh nghiệp nên tham khảo kinh nghiệm được 3W Logistics chia sẻ.
7.1 Đóng gói hàng hóa cẩn thận
Dựa vào tính chất khác nhau của hàng hóa, doanh nghiệp áp dụng quy cách đóng gói phù hợp như sau:
- Đối với hàng thường: Quy cách đóng gói là cho hàng hóa vào thùng carton, dán băng keo chắc chắn để đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Đối với thực phẩm ngắn ngày: Quy cách đóng gói là hút chân không để bảo quản giá trị và dinh dưỡng của hàng hóa.
- Đối với hàng dễ vỡ: Quy cách đóng gói là sử dụng bọc xốp bên ngoài hoặc đóng thùng gỗ để hàng hóa được an toàn, đảm bảo nguyên kiện đến người nhận.
- Đối với hàng bưu phẩm: Quy cách đóng gói là cho vào bao thư (nếu số lượng ít) hoặc thùng carton nhỏ (nếu số lượng nhiều).
7.2 Tăng số lượng hàng hóa để tiết kiệm chi phí vận chuyển
Hầu hết đơn hàng được gửi đi Châu Âu đều có chi phí vận chuyển cao, nhất là đường hàng không. Vì vậy, để tiết kiệm tài chính, doanh nghiệp nên tăng số lượng hàng hóa. Mặt hàng có trọng lượng, số lượng gửi đi càng cao thì chi phí càng được giảm – đây là nguyên lý của đơn vị vận chuyển hàng từ Việt Nam qua Châu Âu hoặc bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
7.3 Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín
Đơn vị uy tín là công ty có kinh nghiệm dày dạn trong gửi hàng từ Việt Nam sang Châu Âu, hỗ trợ xử lý giấy tờ, thủ tục phức tạp nhanh chóng, dễ dàng và chi phí cạnh tranh, phù hợp với tài chính của doanh nghiệp.
Hiện nay, 3W Logistics đã chinh phục được nhiều doanh nghiệp nhờ những ưu thế nổi trội trong vận chuyển gửi hàng sang Châu Âu như sau:
- 3W Logistics đã từng vận chuyển nhiều loại mặt hàng như nông thủy sản, may mặc, hàng tiêu dùng. Trong đó, mạnh nhất là về nông thủy sản. Công ty hiểu rõ quy trình vận chuyển cũng như các tiêu chuẩn bảo quản của từng loại hàng hóa, giúp vận chuyển an toàn và hiệu quả.
- Công ty có đội ngũ riêng chuyên làm thủ tục hải quan, được đào tạo bài bản và rất chuyên nghiệp, tư vấn khách hàng tận tình. Đặc biệt, khi xuất khẩu hàng qua Châu Âu cần có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin) để được giảm thuế. 3W Logistics cũng sẽ hỗ trợ kiểm tra tính hợp lệ hoặc làm mới C/O cho doanh nghiệp.
- 3W Logistics tư vấn cho doanh nghiệp loại bảo hiểm hàng hóa phù hợp và tiết kiệm tối đa chi phí, đề phòng các vấn đề hư hỏng phát sinh.
- Công ty là đối tác của nhiều hãng tàu biển và hãng hàng không lớn, có ký hợp đồng đối với các tuyến vận chuyển dài. Vì thế mà 3W Logistics dễ dàng có được mức giá tốt nhất có thể cho doanh nghiệp.
- Công ty có đại lý hỗ trợ ở Châu Âu, do đó có thể giải quyết những yêu cầu cũng như khó khăn của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
- 3W Logistics đảm bảo quy trình vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu minh bạch, rõ ràng, vận chuyển đúng thời gian và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Dịch vụ chuyển hàng đi Canada
8. Một số câu hỏi thường gặp khi vận chuyển hàng đi Châu Âu
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp trong quá trình vận chuyển hàng đi Châu Âu:
8.1 Có hình thức gửi hàng bằng online không?
Đối với khách hàng không thể đi tới kho để giao dịch trực tiếp, hoàn toàn có thể gửi hàng đi Châu Âu bằng hình thức online. Theo đó, bên gửi phải cung cấp thông tin đầy đủ về bên nhận hàng, đồng thời bổ sung thông tin được khai thác theo hình thức online. Tiếp theo là đưa hàng đến kho, thông qua đơn vị vận chuyển nội địa hoặc hỗ trợ đến tại nhà lấy hàng.
8.2 Hàng hóa được vận chuyển đến nước nào của Châu Âu?
Các nước Châu Âu được vận chuyển hàng hóa nhiều nhất hiện nay, phải nhắc đến Đức (cảng Hamburg), Hà Lan (cảng Rotterdam), Bỉ (cảng Antwerp), Anh (cảng Southampton), Pháp (cảng Le Havre). Trong đó, các loại mặt hàng được 3W Logistics gửi đi thường xuyên bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản.
Trên đây là tổng quan về dịch vụ vận chuyển hàng đi Châu Âu của 3W Logistics. Công ty không ngừng nỗ lực để mang đến những dịch vụ vận chuyển chất lượng, đáng tin cậy, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Liên hệ 3W Logistics để được tư vấn dịch vụ xuất khẩu hàng đi Châu Âu.
THỦ TỤC VÀ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁC
5. Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu âu |